Đừng bao giờ xây nhà khi bạn chưa biết những điều này Xây dựng nhà từ trước đến nay chưa bao giờ là xu thế mà đó là nhu cầu thiết yếu của một cá nhân. Chất lượng công trình luôn là điều các chủ đầu tư đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhà là một sản phẩm có giá trị sử dụng lâu dài, có thể sử dụng cả cho thế hệ sau. Tuy nhiên, với những nhà mới xây hiện tượng rạn nứt nhẹ thì nứt chân chim. Nặng thì nứt dài sâu, lún nặng và một thời gian dài có thể dẫn đến sập, đổ nhà. Vậy hiện tượng rạn, nứt, lún nhà là do đâu? Mời các bạn độc giả cùng điểm qua 4 nguyên nhân chính sau đây, để tìm ra những giải pháp đúng đắn cũng như cách phòng tránh để có một căn nhà vững chãi theo năm tháng. – Nhà bị nứt có phải do lún?
(hình minh họa)
Trình trạng rạn nứt của nhà có rất nhiều tác nhân gây ra. Không hẳn do lún mà bị nứt , thậm chí có những ngôi nhà bị lún mà không nứt. Thông thường sẽ có 3 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt: Vật lý, cơ học và thi công. +Mặt cơ học: Nguyên nhân là do lún hoặc tính toán kết cấu thiếu, bị võng hệ đà. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất ít xảy ra. + Mặt vật lý: Hầu hết nguyên nhân dẫn đến nứt nhà là do nguyên nhân vật lý, do nhiệt. Ví dụ như những ngôi nhà ở những tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, thì khi bị tác động của nhiệt độ cao thì sẽ làm cho độ co giãn của tường và cá hệ cửa gỗ khác nhau gây nên tình trạng nứt. + Mặt thi công: Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt như do tay nghề, kinh nghiệm làm việc của đội thi công. Chất lượng vật liệu như: gạch không tốt, tường và sàn đúc xây mác quá cao, khi xây dựng tỷ lệ trộn bê tông không đúng. .. – Lún do sai kết cấu Vì không thể lường hết được các yếu tố , nhất là lựa chọn loại móng không phù hợp với từng loại đất, tính sai lực lún. Trường hợp nhà bị lún lệch sang một bên không phải do nền đất xấu. Không phải ngẫu nhiên mà nhà bị lún lệch, về phía ban công bên hông. Điều này hầu hết là do ban công tác động, vậy nên lực tác động tại cột có ban công thường lớn hơn lực tác dụng ở các cột bên trong nhà. Nếu như người thiết kế bỏ qua điều này thì sẽ tính lực của cột , diện tích móng không đúng. Dẫn đến phản lực, đất nền không hợp lý và cuối cùng nhà sẽ bị lún và nghiêng hẳn về một phía.
(Hình minh họa)
– Lún do cấu tạo sai Rất nhiều công trình dùng cát để phủ đầu cừ tràm là một việc làm hoàn toàn sai. Trên thực tế các nhà xây dựng thường làm theo cách đóng xong cừ tràm thì phủ trên đầu cừ một lớp cát dày khoảng 10 đến 20cm. Việc này có thể dẫn đến việc sạt lún công trình. Cát có thể dịch chuyển , hoặc công trình bên cạnh đào móng, lớp cát phù đầu cừ này có thể bị sạt lở. Ngoài ra, việc phủ đầu cừ làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền móng bị giảm đi. Khi ảnh hưởng của lực xung động lớp cát này có thể bị chảy, làm tăng độ lún cho công trình. Vậy nên, để độ cứng của móng cao cần đặt cừ tràm vào lớp bê tông lót để lực đứng, lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm để móng và cừ tràm tạo thành khối chịu lực. Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng lún nhà là do dùng bê tông lót đá 4-6. Thường người ta sử dụng lớp bê tông đá 4-6 để lót vào trước khi đặt thép và đổ bê tông móng với đá 1-2. Nhưng trên thực tế thì lớp bê tông này thường được làm một cách sơ sài. Nhiều đội thi công chỉ xếp đá rồi dùng vữa xi măng để tô lên phía trên, đầm sơ qua. Như vậy thì lớp lót không thể là lớp bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Vậy nên, khi xây dựng chu đầu tư nên dùng bê tông lót đá 1-2 trộn và đổ tại chỗ. Không nên tận dụng bê tông hay gạch vỡ làm móng vì chất lượng gạch còn kém hơn đá 4-6.
(Hình minh họa)
Lún nhà do thi công- bị lún khi xây chen. Thi công qua loa, không đúng ky thuật là nguyên nhân không chỉ gây lún mà tuổi thọ của ngôi nhà cũng bị rút ngắn. Vậy nên khi thi công cần có biện pháp chống đỡ hữu hiệu hay thi công từng móng; thực hiện theo dạng cuốn chiếu. Những khu vực xây đồng bộ thì không can hệ, nhưng nếu xây chen thì tình trạng lún nhà sẽ xảy ra nếu không có giải pháp đúng đắn. Muốn chống hoặc khắc phục tình trạng lún và sửa chữa nhà đang bị lún, phải biết được nguyên nhân thì mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và khắc phục hiểu quả. Lời khuyên của Vinavic đến cho các chủ đầu tư đang có dự định xây dựng cho gia đình mình 1 căn nhà là: – Chủ đầu tư nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một đơn vị thiết kế có năng lực, hồ sơ chất lượng. – Cần biết được đất của gia đình mình thuộc loại đất gì để có sự lựa chọn loại móng phù hợp. – Lựa chọn đội thi công có tay nghề, biết đọc bản vẽ .