Phong cách thuộc địa Colonial Style tổng hợp kiến trúc của các quốc gia theo chủ nghĩa thực dân còn sót lại ở các xứ thuộc địa xa xôi và vốn dĩ hoàn toàn không có điểm tương đồng nào cả. Bởi vậy, các thiết kế nhà kiểu thuộc địa luôn có sự lai tạo giữa nhiều xu hướng thẩm mỹ, và đều được điều chỉnh cho phù hợp với nếp sống và khí hậu ở nước thuộc địa.
Phong cách thuộc địa (Colonial Style) trong kiến trúc là gì?
-
Phong cách thuộc địa là kiểu kiến trúc của “nước mẹ” đưa vào các nước thuộc địa. Vừa sở hữu đặc trưng nguyên bản (đặc biệt là về vật liệu và công năng) của địa phương, vừa lai trộn những đường nét nổi bật nhẩt của kiến trúc nguồn (như màu sắc, hoa văn, thức cột,…).
-
Phong cách kiến trúc thuộc địa có rất nhiều trường phái khác nhau, bắt nguồn từ việc có nhiều nhà nước đã từng theo đuổi chủ nghĩa thực dân. Tiêu biểu nhất hiện nay có lẽ là kiến trúc thuộc địa ở Mỹ từ những năm 1876 của thế kỷ 18, dưới sự ảnh hưởng của Anh thời kỳ đầu (cuối thời Trung cổ), thuộc địa Pháp, thuộc địa Tây Ban Nha, thuộc địa Hà Lan và Georgian. Nhà thuộc địa Mỹ dựng tường bằng gạch hoặc gỗ, mái hơi dốc, có 05 cửa sổ trên tầng 2 và cửa sổ chính được lắp ngay trên cửa ra vào.
-
Thiết kế nội thất phong cách thuộc địa Colonial Style thường mô phỏng gu thẩm mỹ ở nước mẹ, với sự điều chỉnh về màu sắc, kích cỡ và loại hình đồ nội thất sao cho phù hợp với quan niệm phong thuỷ và cái đẹp của địa phương.
Phong cách kiến trúc thuộc địa tại Việt Nam
-
Những ngôi nhà theo phong cách Thuộc địa Colonial Style vẫn là một phần mang tính biểu tượng của cảnh quan kiến trúc Hoa Kỳ đến nỗi chúng chưa bao giờ thực sự lỗi thời, cho dù là những ngôi nhà lịch sử được săn lùng ở New England hay vô số bản sao tiếp tục được xây dựng ngày nay trên khắp nước Mỹ, thường được gắn nhãn hiệu là Truyền thống mới (New Traditional).
Tham khảo thêm: 1000+ mẫu biệt thự 2 tầng đẹp có sân vườn kiểu Mỹ
-
Ở Việt Nam thể loại kiến trúc này được du nhập cùng với sự xuất hiện của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20. Do đặc điểm điều kiện địa lý, khí hậu khác biệt ở Việt Nam, nên các phong cách kiến trúc châu Âu như thuộc địa Pháp đã phải trải qua những chuyển biến nhất định để hòa hợp với nếp sống, tập tục địa phương.
Đặc trưng để nhận biết phong cách thuộc địa Colonial Style
Phong cách kiến trúc thuộc địa phổ biến nhất được đưa vào định nghĩa sách vở vẫn là thuộc địa Mỹ. Trước đây những người nhập cư vượt Đại Tây Dương vào Mỹ đã mang theo thẩm mỹ kiến trúc của riêng họ và bí quyết xây dựng để thuộc địa hoá lãnh thổ mới. Bằng cách thích ứng với sự sẵn có của các vật liệu địa phương và điều kiện thời tiết ở Mỹ, họ đã tạo ra những gì đã trở thành một phong cách nhà thuộc địa Colonial Style đặc trưng.
Mặt đứng
Ngoại thất mặt đứng kiến trúc thuộc địa Mỹ rất đơn giản.
-
Khối chính đối xứng và thường có khối nhà nhỏ tạo bố cục bất đối xứng (so với phong cách Georgian).
-
Mái đón đầu hồi hoặc mái hiên có các cột chống đối xứng (đơn hoặc đôi).
-
Tường sơn trắng, màu trung tính. Bề mặt kẻ sọc ngang kiểu ván lợp, đôi khi có ốp gạch đỏ.
Mái
-
Mái nhà kiểu thuộc địa dốc với đầu hồi hai bên. Có ống khói đơn hoặc đôi ở 2 bên đầu hồi. Mái có 3 (hoặc 4) cửa sổ mái với khung cửa chia ô.
Cửa sổ
-
Tầng 2 nhà phong cách thuộc địa có 5 cửa sổ cách đều nhau và đối xứng 2 bên so với cửa chính. Cửa sổ chia ô 2 x 4 hoặc 3 x 5. Có cửa sổ lá sách sơn màu sẫm 2 bên.
Các yếu tố khác
Bên cạnh đó, nhà kiểu Mỹ thuộc địa còn có một số đặc trưng khác bao gồm:
-
Kết cấu thường cao 02, đôi khi 03 tầng. Tường được xây dựng bằng gỗ, gạch hoặc đá.
-
Công năng theo chiều sâu sắp xếp 01 phòng, theo chiều rộng thường 02 – 03 phòng.
-
Phong cách Colonial Revival có thể bao gồm một gara (chái nhà phụ tách ra với nhà chính) tạo ra một mặt tiền bất đối xứng hơn.
-
Cầu thang gỗ ở trung tâm gây ấn tượng khiến lối vào trông trang trọng hơn.
-
Không gian sinh hoạt chung thường được đặt ở tầng trệt.
-
Phòng ngủ trên tầng hai và/hoặc tầng ba.
Các trường phái kiến trúc thuộc địa (Colonial Style) nổi tiếng
Kiến trúc thuộc địa mang những nét đặc trưng trong cách làm nhà ở nước mẹ về dung hợp với các yếu tố khí hậu, tập quán, sinh hoạt tại nước thuộc địa. Tạo nên các mẫu thiết kế lai trộn các quan niệm thẩm mỹ của nhiều hơn 2 nước với nhau, có thể trên những châu lục cách biệt nhau. Đây cũng chính là nguyên do Colonial Style được chia thành nhiều loại khác nhau, nổi bật nhất là những phong cách thuộc địa sau đây.
Phong cách thuộc địa Tây Ban Nha (Spanish Colonial)
-
Phong cách thuộc địa Tây Ban Nha là sự ảnh hưởng của thực dân Tây Ban Nha kết hợp cùng văn hóa thổ dân Mỹ bản địa.
-
Được biết đến thông qua hình ảnh kiến trúc lâu đài với những bức tường trắng, trát vữa, mái ngói đất sét đỏ và hàng hiên rộng, xung quanh bọc bởi hàng rào sắt, trang trí bởi bảng màu lấy cảm hứng từ biển.
-
Nhìn chung, kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha có nhiều điểm chung với phong cách Địa Trung Hải. Phần mái và tường nhà Tây Ban Nha thuộc địa trát vữa hoặc thạch cao trơn nhẵn. Quanh vườn trang trí nhiều mái vòm.
-
Mặc dù một số yếu tố của phong cách thuộc địa Tây Ban Nha đã thay đổi qua nhiều thế kỷ, nhưng những ngôi nhà thuộc địa Tây Ban Nha ngày nay vẫn giữ được nhiều yếu tố và tính năng truyền thống.
Phong cách thuộc địa Pháp (French Colonial)
-
Phong cách thuộc địa Pháp được hình thành vào những năm 1920, nhưng phải đến thập niên 1960 chúng mới thật sự bùng nổ. Phong cách Pháp thuộc địa ở Mỹ đôi khi được gọi là nhà kiểu Cajun, kiến trúc Creole, kiến trúc đồn điền, hoặc nhà nâng cao, đã trở thành một phong cách xây dựng mang tính biểu tượng của vùng đông nam Hoa Kỳ.
-
Phong cách lấy cảm hứng từ kiến trúc Pháp được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong những công trình nhà ở không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở Việt Nam.
-
Kiến trúc thuộc địa tại Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng từ lối kiến trúc Tây phương sang trọng và lãng mạn. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua những công trình lớn vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau gần 1 thế kỷ với sự hiện diện của kiến trúc Pháp đã đặt được một nét ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Việt Nam, đó là cả một quá trình biến đổi, tạo nên sự giao thoa của 2 nền văn hóa Đông Phương và Tây phương.
-
Giờ đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy “tàn tích” của kiến trúc thuộc địa Pháp ở Việt Nam không chỉ qua những công trình tiêu biểu lúc bấy giờ như nhà hát lớn, nhà thờ, bưu điện… mà ngay cả chính những công trình nhà ở phong cách biệt thự mang dáng dấp châu Âu cổ điển và tân cổ điển.
-
Mặc dù phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp đã trải qua nhiều biến đổi để phát triển và thích nghi trong vài thế kỷ qua, nhưng những ngôi nhà thuộc địa của Pháp ngày nay vẫn giữ được nhiều yếu tố và tính năng truyền thống.
-
Về đặc trưng, công trình xây dựng theo phong cách thuộc địa Pháp sẽ sử dụng chất liệu gạch phần tường. Mái nhà nhọn và có độ dốc cao, kết hợp cùng mái hình tháp. Cửa sổ nhà Pháp thuộc địa cao từ sàn tới trần, có cửa chớp 2 cánh đặc trưng kiểu Pháp. Ngoài ra còn có một số những yếu tố như thiết kế đối xứng với tỉ lệ cân đối, hiên nhà với số lượng lan can quả trám dày và lối vào dạng vòm cong mềm mại, uyển chuyển.
Phong cách thuộc địa Anh (English Colonial)
-
Phong cách Anh thuộc địa, hay còn được gọi là kiến trúc Georgian (cùng với Palladian là 2 kiểu kiến trúc thuộc địa Anh phổ biến nhất thế kỷ 18) tập trung vào vật liệu cơ bản là gạch đỏ và gỗ trắng.
-
Tường thường làm bằng gạch đỏ / đá / vữa hoặc các tấm gỗ ngang / ván lợp. Các khung cửa sổ nhỏ có kích thước đều nhau đúc từ gỗ sơn trắng. Cửa dạng trượt lên xuống và có cửa sổ mái. Mái là dạng mái hồi (mái dốc về bốn phía), lợp ngói đá xanh với 02 ống khói lớn ở hai đầu là kiểu kiến trúc thường thấy ở các tòa nhà thuộc địa Anh tại bang Virginia.
-
Ngoài ra, những căn nhà phong cách thuộc địa Anh còn được thiết kế theo tính chất đối xứng với những chi tiết trang trí đặc trưng như phù điêu, vòm cong hay gờ chỉ.
Phong cách thuộc địa Hà Lan (Dutch Colonial)
-
Phong cách thuộc địa Hà Lan được hình thành vào những năm 1890 – 1930. Phong cách bắt nguồn từ New York và New Jersey, Hoa Kỳ. Để nhận diện một công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc thuộc địa Hà Lan, bạn có thể thông qua các yếu tố như: mặt đứng, mái nhà, kết cấu cửa sổ…
-
Về nhiều mặt, kiến trúc thuộc địa của Hà Lan giống với người Anh. Nó thường có những ngôi nhà hai tầng được thiết kế đối xứng. Các ngôi nhà ở Hà Lan cũng hay có ống khói ghép nối, 01 ống khói ở mỗi đầu của ngôi nhà hình chữ nhật.
-
Các ngôi nhà Hà Lan cũng được chú ý bởi việc sử dụng cửa kiểu Hà Lan, có một nửa trên cùng mở ra trong khi nửa dưới vẫn đóng.
-
Người Hà Lan có kỹ năng xây dựng bằng đá, và do đó, những ngôi nhà thuộc địa của Hà Lan íthường được làm bằng đá hoặc gạch, ít làm bằng gỗ như nhà thuộc địa Anh.
Phong cách thuộc địa Bồ Đào Nha (Portuguese Colonial)
-
Kiến trúc thuộc địa Bồ Đào Nha là cụm từ dùng để chỉ chung những phong cách kiến trúc đặc sắc khác nhau được ứng dụng ở các nước thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha ở Nam Mỹ, Bắc Phi, Châu Phi cận Sahara, Ấn Độ, Châu Đại Dương và cả Đông Á.
-
Kiến trúc Bồ Đào Nha thuộc địa có nét đặc trưng của phong cách Manueline – một phong cách trang trí nhà cửa xa hoa đã xuất hiện từ những thập niên đầu của thế kỷ 16. Phong cách Manueline còn được gọi là Gothic muộn, nó đã đánh dấu sự chuyển đổi từ Gothic sang Phục Hưng ở Bồ Đào Nha.
-
Về cơ bản, phong cách nhà thuộc địa Tây Ban Nha thường sẽ có những đường nét điêu khắc gạch lát màu xanh dương hoặc trắng với hoa văn biển cả và biểu tượng liên quan đến hoàng gia như họa tiết thiên cầu.
Tư vấn thiết kế nội thất phong cách thuộc địa Colonial Style
Để thiết kế được một ngôi nhà theo phong cách thuộc địa, cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ từng đặc trưng kiến trúc nước mẹ và nước thuộc địa, đồng thời tìm ra được điểm dung hoà hai phong cách đó với nhau. Lưu ý những điều dưới đây để có được không gian nội thất phong cách thuộc địa đẹp truyền cảm hứng.
Nâng tầm vẻ đẹp nội thất truyền thống
Có thể thấy phong cách nội thất kiểu thuộc địa nhấn mạnh vào cách thiết kế truyền thống và đơn giản. Nếu muốn căn nhà của bạn hợp thời hơn cần chú ý bảo tồn những nét đặc trưng nguyên bản, nhưng còn phải nâng tầm chúng lên.
-
Không gian sống đảm bảo được sắp xếp sao cho rộng rãi, thông thoáng, tiện di chuyển đi lại giữa các phòng, đồng thời tầng thông gió và ánh sáng trôi chảy. Không nên tham lam bày biện quá nhiều đồ đạc.
-
Thiết kế nhà theo kiểu nhiều tầng và nhiều phòng ngủ.
Lựa chọn màu sắc phù hợp
Màu sắc đóng vai trò then chốt quyết định thành công của phong cách thiết kế nội thất thuộc địa.
-
Nhà kiểu thuộc địa ưa chuộng bảng màu trung tính, gồm các màu dịu nhẹ như hồng đào, xanh lục, vàng nhạt,… Những màu này vừa tạo ra cảm giác sang trọng vừa toát lên nét trang nghiêm.
-
Việc quét vôi chỉ giới hạn trong phần khung và một số đồ trang trí trong nhà kiểu thuộc địa. Không áp dụng cho toàn bộ không gian nội ngoại thất.
Hoạ tiết và vật liệu thú vị
-
Để tạo nên không gian thẩm mỹ đẹp tiêu chuẩn, những ngôi nhà phong cách thuộc địa thường ưu tiên chọn các hình hoa lá, mây trời cuộn nhiều lớp kiểu cổ điển Trung Quốc hoặc Pháp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số thiết kế đơn giản hơn như kẻ sọc, kẻ caro,…
-
Vật liệu chú trọng nguồn gốc tự nhiên như bông, len, vải lanh, gỗ và da. Sàn gỗ có thể trải thêm thảm dệt nổi, trang trí với đồ gỗ mộc hoặc da để làm nổi bật sự khéo léo và tinh tế của không gian. Đồ kim loại nên chọn đồng hoặc thiếc, dễ phối với bảng màu tổng thể của phong cách này.
Các vật dụng nội thất phù hợp phong cách thuộc địa
-
Đồ nội thất phù hợp cho phong cách này chính là ghế bành và ghế sofa, có thể giúp ngôi nhà trở nên hấp dẫn.
-
Ngoài ra, có thể sử dụng gỗ thông và gỗ bạch dương để tạo nên các đồ nội thất như tủ, rương, bàn, ghế đẩu và ghế tựa lưng trục chính hoặc lưng bậc thang. Còn các loại gỗ chất lượng cao hơn như óc chó, sồi, phong và anh đào sẽ phù hợp với những món đồ trang trí công phu hơn.
-
Bạn có thể dùng đèn gang, đèn chùm và giá nến để tạo nên khí chất phù hợp với phong cách thiết kế thuộc địa.
Chiêm ngưỡng các mẫu nhà phong cách thuộc địa đẹp khác biệt
Dưới đây là một số mẫu thiết kế biệt thự, nhà đẹp theo phong cách thuộc địa giúp cho bạn có thêm nhiều ý tưởng hơn về cách trang trí nội thất và khuôn viên cảnh quan nhà này. Mỗi một ngôi nhà kiểu thuộc địa dù là phong cách thuộc địa Pháp, Anh thuộc địa hay thuộc địa Tây Ban Nha đều tạo ra một tác phẩm kiến trúc lai trộn một cách hài hoà các trường phái nghệ thuật và thẩm mỹ của nhiều hơn 02 nền văn hoá khác nhau, hy vọng sẽ giúp bạn có một cái nhìn đa chiều và chính xác hơn về cách xây nhà của nhiều nước bạn bè trên thế giới.
Tham khảo thêm: 19 mẫu biệt thự nhà vườn 2 tầng đa dạng phong cách
Bài viết trên đây đã điểm qua nguồn gốc, lịch sử hình thành và đặc trưng để phân biệt một số mẫu thiết kế nhà phong cách thuộc địa Colonial Style. Mong rằng các bạn đã chọn được một bản vẽ hợp mắt và hợp túi tiền dành cho chính tổ ấm nhỏ của mình.