Xây nhà 2 tầng không đổ cột có bền chắc hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí: xây ở đâu, nhà hàng xóm có xây sát tường không, quỹ đất bao nhiêu mét vuông, xây nhà cấp 4 hay cao tầng, có gần vùng giông bão không, gần quốc lộ không…
Để có phương án đánh giá trực quan liệu có nên xây nhà 2 tầng tường chịu lực không, cùng Vinavic tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.
Một số kiểu xây nhà 2 tầng phổ biến hiện nay
Xây nhà cột chịu lực
Khái niệm
-
Còn được gọi là khung chịu lực, là kiểu nhà khung bê tông cốt thép, trong đó tải trọng ngang và dọc truyền từ tường, sàn dồn xuống dầm, dầm qua cột, cột xuống móng. Các liên kết giữa dầm và cột chống thường là liên kết cứng.
-
Tường nhà lúc này gần như không tham gia vào quá trình chịu tải của ngôi nhà mà chỉ có vai trò che chắn.
-
So với tường chịu lực, kết cấu cột chịu lực cứng hơn, chịu lực va đập tốt hơn, tiết kiệm vật liệu, trọng lượng nhỏ, hình thức xây nhà nhẹ.
Các loại cột chịu lực phổ biến
-
Khung cột chịu lực hoàn toàn (khung tròn): Kết cấu tải trọng chính sử dụng dầm và cột đổ bê tông cốt thép hoặc gỗ, hiếm được sử dụng trong công trình nhà dân dụng.
-
Khung chịu lực ngang (khung khuyết): Các dầm chính tựa dọc theo khung ngang của nhà. Nền đất xây nhà có độ lún đồng đều dùng khung cứng, nền đất có độ lún không đồng đều dùng khung khớp.
Tham khảo thêm:【Hỏi đáp】Xây nhà 100m2 cần bao nhiêu sắt chẩn nhất?
Xây nhà tường chịu lực
Khái niệm
-
Nhà đổ tường chịu lực thì lúc này ngoài gánh vác tải trọng chính, tường chịu lực còn có nhiệm vụ dẫn truyền trực tiếp tải trọng của mái, trần, truyền xuống móng.
-
Gia chủ có ý định xây nhà có tường chịu lực muốn công trình chắc chắn và an toàn nên xây tường đôi 200mm, sử dụng gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.
Các loại tường chịu lực phổ biến
-
Tường chịu lực ngang: Dùng để ngăn phòng và đỡ toàn bộ tải trọng của các bộ phận truyền động khác và chuyển xuống móng.
-
Tường chịu lực dọc: Kết cấu phổ biến trong nhà dân dụng, có ưu điểm nhỏ nhẹ, nhưng chắn cửa sổ và khó tạo lối ra cho nhà.
-
Kết hợp tường ngang và dọc: Tường ngang chịu lực sử dụng hướng đầu gió, tường dọc sử dụng cuối hướng gió, thường dùng để ngăn nhà bếp, nhà tắm, cầu thang, sảnh trước, kho.
Xây nhà 2 tầng không đổ cột liệu có an toàn không?
Ưu điểm khi xây nhà 2 tầng không đổ cột
-
Chi phí thi công thấp hơn đổ khung chịu lực: Làm nhà 2 tầng đổ cột chịu lực sẽ tốn kém hơn vì phải mất thêm tiền cốp pha, sắt thép và nhân công.
-
Không yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp:
-
Kết cấu nhà không cột tường ngang đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, thi công thuận tiện.
-
Tường chịu lực dọc diện tích nhỏ, tiết kiệm vật liệu, chừa không gian dễ xây ban công và ô văng.
-
-
Cấu trúc không cột mở rộng mặt tiền theo đủ phương ngang, dọc và cao, khơi nguồn cảm hứng thiết kế nội thất theo hướng không gian mở thông gió và hứng sáng.
Nhược điểm xây nhà 2 tầng không xây khung chịu lực
-
Đơn điệu về kiểu dáng: Nhà xây tường chịu lực ngang không đổ cột bố trí các gian phòng bằng nhau, cứng nhắc, khó chia công năng thoả đáng.
-
Vật liệu không hiệu quả:
-
Tường chịu lực ngang to ngang ngửa một căn nhà lớn, rất tốn nguyên vật liệu xây tường và xây nền.
-
Tường chịu lực dọc vách mỏng, cách âm kém, ngăn tách các phòng không rõ ràng.
-
Vậy xây nhà 2 tầng không đổ cột chỉ an toàn khi bạn sở hữu vật liệu gạch chịu lực có chất lượng cao, kỹ thuật gia cố tường chịu lực tốt. Ngoài ra, còn nên xét thêm một số yếu tố như nền đất yếu hay khoẻ, nền móng là móng cọc hay móng băng,…
Tham khảo thêm: Phần hoàn thiện nhà gồm những gì và chi phí bao nhiêu?
Làm thế nào để đánh giá xây nhà 2 tầng không đổ cột có an toàn không?
Nên chọn phương án xây nhà có tường chịu lực hay khung chịu lực phụ thuộc vào nhiều tiêu chí:
-
Loại gạch: chỉ an toàn khi tường đổ gạch đặc, dày 200mm. Tường gạch lỗ nên chọn phương án nhà đổ cột.
-
Số tầng: Khả năng chịu tải của tường chịu lực kém hơn khung chịu lực nên kỹ thuật này thường chỉ áp dụng cho nhà từ 1 – 5 tầng, chiều rộng
-
Tình trạng đất xây dựng: Đất xây nhà là loại đất thịt, đất liền thổ, không giáp quốc lộ, không phải đất đồi núi, đất trũng, đất thung lũng,… thì phù hợp để xây nhà không đổ cột. Tuy đất tốt nhưng có nước ngầm thì nên gia cố bằng cọc tre rồi đổ móng cốc, móng băng rồi mới xây tường đè lên móng.
-
Tình trạng móng nhà: Nhà xây tường chịu lực thì nên xây móng bè rộng ra, dầm móng dày 30 phân. Trường hợp móng không đảm bảo, dễ lún thì tường chắc chắn sẽ bị nứt.
-
Điều kiện khí hậu: Xây nhà ở nơi có thời tiết khô thoáng, nền móng chắc thì thoải mái đổ tường chịu lực. Ngược lại, vùng có khí hậu hay giông bão, đất ẩm dễ ảnh hưởng móng nhà, dầm tường thì nên chọn cột chịu lực.
-
Loại mái: Xây nhà cấp 4 1 tầng, có tường móng gạch vững chắc đỡ mái thì có thể lựa chọn làm mái theo sở thích như mái thái, mái nhật,… Còn xây nhà 2 tầng trở lên thì mái tầng cao nên sử dụng mái tôn, lắp trần panel.
Tóm lại, xây nhà 2 tầng không đổ cột chỉ an toàn và khả thi nếu chất lượng gạch chịu lực tốt, số tầng nhà không quá cao, đất xây nhà khoẻ và bằng phẳng, móng nhà chắc chắn, khí hậu nơi bạn sống không hay mưa bão, mái nhà không quá nặng. Chủ đầu tư muốn xây nhà 2 tầng trên đất ruộng, đất ao hoặc nơi có thiên tai thì nên đổ cột chịu lực thay vì không đổ, hạn chế tình trạng nhà bị sụt lún, tách đôi.
Kỹ thuật xây nhà 2 tầng không đổ cột cực an toàn
Giải pháp xây tường 20 (20cm) là phương án xây tường không đổ cột tối ưu nhất về chi phí và kỹ thuật xây dựng hiện nay. Cùng tìm hiểu kỹ thuật xây nhà bằng tường 20 làm bằng bê tông cốt thép thay vì đổ khung:
-
Đổ xi măng trước rồi mới dầm móng để đảm bảo kết cấu.
-
Chạy một hàng gạch ngang, mỗi viên cách nhau 2 phân để chèn vữa. Lưu ý căng cước chạy theo mép ngoài của cột để đảm bảo hàng gạch đều và thẳng.
-
Đường thứ 2 xây 2 hàng gạch dọc, đồng thời nhồi luôn vữa vào các mạch hở của hàng gạch 1. Khi đặt gạch gõ khoảng 2 lần.
-
Hàng thứ 3, 4, 5, 6 cứ xếp và xây theo hàng 2.
-
Tới hàng thứ 6 bắt đầu quay ngang và đóng râu để đảm bảo tường “ăn kết cấu”.
-
Cứ thế xây tiếp đến khi đổ sàn tầng 2.
-
Xây 2 bức tường bê tông cốt thép chịu lực chính chạy dọc 2 đầu hồi nhà, khoảng cách phủ ngoài 10.5m. Mặt sàn các tầng được nâng đỡ bởi các đà lớn liên kết vào 2 bức tường.
Tham khảo thêm: Cách tính đơn giá xây dựng biệt thự 2 tầng theo m2 chi tiết nhất 2023
Gợi ý một số mẫu nhà 2 tầng không đổ cột đẹp nhất 2023
Nếu đang tìm kiếm hay lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà đẹp 2 tầng không đổ khung chịu lực có chi phí phải chăng, đừng bỏ qua các mẫu nhà đang được ưa chuộng nhất mà Vinavic giới thiệu dưới đây:
Một số lưu ý khi xây nhà 2 tầng không đổ cột
Khảo sát nền đất xây nhà kỹ càng
Không nên xây nhà không cột trên nền đất mềm, dễ dạt lở, dễ sập lún vì nhà có thể bị tách tường, sụt móng hoặc chẻ đôi. Cần đo địa chất, khảo sát đất trước khi xây dựng kỹ lưỡng để lựa chọn được phương án xây nhà an toàn nhất.
Thiết kế nội thất lược giản
Nhà tường chịu lực chứa ít đồ đạc sẽ giảm được lực ép của tải trọng sàn, khiến móng nhà và tường chịu lực giữ được lâu. Nhà không có cột tạo hiệu ứng không gian mở phát triển ba chiều cao, rộng và ngang, cần có phương án thiết kế nội thất hợp lý để đảm bảo thông gió và hứng sáng tốt.
Chú ý yếu tố phong thủy
Gia chủ cần chú ý tham khảo thầy phong thuỷ hướng nhà không đổ khung chịu lực, hướng phòng, cách phối màu sắc nội thất,… trước khi xây nhà.
-
Hướng nhà, hướng phòng được xác định dựa trên phái Bát trạch và năm sinh của gia chủ, phái Huyền, phái Dương trạch tam yếu.
-
Nhà có 9 cung, 3 tốt, 3 xấu, 3 trung cần xác định rõ để bố trí vị trí phòng theo chức năng vào các cung hợp.
Kiến trúc Vinavic luôn đảm bảo cung cấp giải pháp tư vấn xây nhà 2 tầng không đổ cột an toàn với chi phí phải chăng nhất cho những khách hàng đang quan tâm tới vấn đề này.