Thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh ngày càng được chủ nhà quan tâm hơn trong quá trình xây dựng vì nhà vệ sinh là một trong những không gian quan trọng nhất của mỗi căn nhà. Trong bài viết dưới đây, Vinavic sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ về nguyên tắc thiết kế sơ đồ lắp đặt đi ống nước nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn, giúp việc sửa chữa trở nên dễ dàng.
Các thành phần của sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh
Một sơ đồ lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh đạt chuẩn sẽ bao gồm các phần sau:
- Đường cống chính trong hộ gia đình.
- Cửa kiểm tra.
- Hệ thống ống thoát nước, ống ngang, ống thoát dọc.
- Trang thiết bị vệ sinh theo yêu cầu.
- Bẫy nước chống mùi.
- Hệ thống thông khí.
Yêu cầu chung cho lắp đặt ống nước nhà vệ sinh
Một nhà vệ sinh tiện nghi, hiệu quả và bền vững qua thời gian là mong muốn của mọi chủ nhà. Do đó, việc lắp đặt hệ thống ống nước nhà vệ sinh cần tuân thủ các yêu cầu cụ thể để đảm bảo chất lượng.
Một trong những yếu tố quan trọng khi lắp đặt hệ thống ống nước nhà vệ sinh là phân chia rõ ràng giữa hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước:
- Về hệ thống thoát nước: cần đảm bảo hệ thống thoát nước được lắp âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà tắm, với độ dốc đủ để nước thải có thể chảy vào hộp kỹ thuật.
- Về hệ thống cấp nước: hệ thống này cần tuân thủ nguyên tắc âm tường và được thực hiện trong quá trình xây dựng phòng tắm.
Ngoài ra, khi thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh, cần lưu ý:
- Hệ thống ống nước không nên đi qua phòng ngủ, phòng khách để tránh tình trạng mùi hôi khi có sự cố và khó khăn trong việc sửa chữa.
- Tách biệt hệ thống thoát nước từ bồn tắm, sàn, lavabo và hệ thống thoát nước từ bồn cầu, bồn tiểu để tránh tắc nghẽn giữa các khu vực.- Thiết kế cần đảm bảo đường ống ngắn nhất có thể.
- Sơ đồ lắp nước nhà vệ sinh phải tiện lợi cho việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế.
Bản thiết kế và cách đi ống nước nhà vệ sinh
Việc lắp đặt ống nước nhà vệ sinh cần chính xác theo sơ đồ để dễ dàng sử dụng và bảo trì sau này. Quá trình thiết kế sơ đồ lắp nước nhà vệ sinh bao gồm 4 bước:
Phác thảo sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước
Bước đầu tiên là xác định nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước để biết vị trí đường ống cấp nước, thoát nước và các thiết bị vệ sinh.
Thiết kế sơ đồ mặt bằng
Sau khi hiểu nguyên lý hoạt động, cần phác thảo sơ đồ mặt bằng với bố trí hợp lý các thành phần như hộp gen chứa… Các ống nước nóng và lạnh.
Vị trí của các thành phần này cần tuân thủ các yêu cầu chung về sơ đồ lắp đặt ống nước cho nhà vệ sinh. Một số thiết bị như máy bơm, đồng hồ nước, hoặc bể tự hoại cần được đặt ở vị trí thuận tiện để dễ dàng kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng.
Thiết kế chi tiết trên bản vẽ
Trong bước này, bạn cần thực hiện bản vẽ chi tiết về hệ thống ống nước cho nhà vệ sinh trên mặt bằng và mặt cắt để thuận tiện cho việc thi công. Bản vẽ sẽ minh họa vị trí chính xác của các loại ống và trang thiết bị cần có. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, bản vẽ có thể được thực hiện dưới dạng 2D và 3D.
Thực hiện lắp đặt ống nước
Ở bước cuối cùng, nhóm thi công sẽ thực hiện lắp đặt theo bản vẽ chi tiết đã được chuẩn bị. Việc lắp đặt sẽ tuân thủ quy trình từ các phần thô đến vật liệu cuối cùng. Tuân thủ quy trình này giúp tránh sai sót, đảm bảo tiến độ và tính thẩm mỹ cho công trình. Trong quá trình thi công, kiến trúc sư, người thiết kế hoặc chủ nhà cần liên tục cập nhật để khắc phục sớm những vấn đề phát sinh.
Nguyên tắc lắp đặt ống nước cho nhà vệ sinh
Trong việc thiết kế sơ đồ lắp đặt cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh, cần chú ý đến vị trí lắp đặt ống thoát nước, ống cấp nước và chọn loại ống nước phù hợp.
– Khoảng cách giữa ống thoát của bồn cầu và mặt sàn là từ 15cm đến 20cm, với tim ống thoát cách tường chưa trát từ 30cm đến 32cm tùy theo loại.
- Hệ thống thoát sàn nên được đặt ở góc trong cùng của nhà vệ sinh, với khoảng cách giữa tường và tim ống thoát sàn là 15x15cm.
- Đường thoát của lavabo cần được đục thẳng dưới nền, với tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp khoảng 60cm.
- Kích thước đầu chờ ống thoát nước của bồn tắm và phòng tắm đứng cần phải phù hợp với loại bồn được sử dụng để bố trí ống thoát chờ.
Tiêu chuẩn về cách bố trí ống cấp nước
Theo thiết kế sơ đồ ống nước của nhà vệ sinh thông thường, đường ống cấp nước chảy từ trên xuống sẽ đi theo đường ống ngang. Khi đến đầu chờ của các thiết bị sử dụng nước nóng và lạnh, việc lắp đặt sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Ống nước nóng thường được bố trí ở bên trái, ống cấp nước lạnh được bố trí ở bên phải.
- Nước chảy từ trên xuống qua bình nóng lạnh với đường ống chạy ngang cách nền khoảng 75cm.
- Nhánh 1 rẽ trái cách 50cm chạy xuống 20cm để đến vòi rửa, sau đó sang ngang 30cm là tới sen tắm và cách 70cm là chậu rửa mặt.
- Nhánh 2 đi từ bình nóng lạnh xuống cách nền nhà tắm 15cm rẽ phải cách 1m là bồn cầu.
Tiêu chuẩn về đường kính ống trong nhà tắm
Khi thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước của nhà vệ sinh, cần chú ý đến tiêu chuẩn kích thước các đường ống để đảm bảo hiệu quả cấp thoát nước tốt nhất:
- Ống thoát nước chính cần có đường kính >20mm.
- Ống thoát dọc cần có đường kính >78mm.
- Ống ngang cần có đường kính >38mm và không được nghiêng quá 45 độ.
- Ống cho bồn rửa mặt, bồn tắm cần có đường kính >38mm.
- Đường kính ống cấp nước tối thiểu là 20mm.
- Đối với nhà cao tầng (7 – 10 tầng) có áp lực nước lớn, các ống cấp nước nhánh cần sử dụng thêm ống phụ có đường kính khoảng 20mm.- Đường kính chuẩn của ống thông khí là 34mm.
- Đường kính chuẩn của ống hút mùi là 90mm.
Hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh
Nguyên tắc thi công ống thoát nước luôn phải âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà vệ sinh để nước có thể thoát ra một cách hiệu quả.
Ống thoát nước âm nền được thi công dưới mặt nền nhà vệ sinh khoảng 20cm, phương pháp này thường được áp dụng trong các căn nhà ống dân dụng.
Ống thoát nước âm sàn…đường thoát nước âm sàn là phương pháp phổ biến hiện nay vì việc thi công dễ dàng hơn và việc chống thấm cũng dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức hơn.
Dù áp dụng phương án nào đi nữa, điều quan trọng nhất khi lắp đặt đường nước trong nhà vệ sinh là phải có ống có độ dốc tốt nhất và dễ dàng xử lý chống thấm cho cổ ống thoát.
Kích thước đường ống nước nhà vệ sinh
Kích thước lắp đặt ống nước trong nhà vệ sinh tuân theo các tiêu chuẩn sau:
Kích thước đường ống thoát sàn nhà tắm
Đường ống thoát sàn thường được lắp đặt âm sàn bởi thợ điện nước, với các đầu thoát nước phải đạt kích thước tiêu chuẩn như sau
– Ống thoát chung của một tòa nhà phải có đường ống Φ>102mm. – Bồn tắm, máy giặt, bồn tiểu cần có đường ống Φ>38mm. – Ống thoát sàn nhà tắm tiêu chuẩn Φ>38mm. – Bồn cầu cần có ống thoát sàn Φ>78mm.
Kích thước đường ống thoát bồn cầu
Thoát bồn cầu cần có khoảng cách 15cm từ mặt sàn. Khoảng cách từ tim ống thoát đến tường nên dao động từ 30-32 cm tùy thuộc vào loại bồn cầu.
Kích thước ống thoát Lavabo chậu rửa mặt
Đường ống thoát lavabo thường được đục thẳng xuống nền, với khoảng cách từ tim lỗ thoát đến nền nhà đã ốp là 60 cm.
Kích thước ống nước nóng lạnh
– Đường ống cấp nước lạnh thường có đường kính Φ 50mm và ống nhánh Φ 25mm. Đường ống cấp nước lạnh trong hộp kỹ thuật thường là ống Φ 50mm (ít nhất là Φ 40mm) và sau đó được phân nhánh thành ống phụ với đường kính Φ 25mm để kết nối với các thiết bị khác.
– Đối với các tòa nhà cao tầng có 7-10 tầng, áp lực lớn, các ống nhánh có thể sử dụng ống phụ có đường kính Φ 20mm.
Những nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh bạn cần biết khi xây nhà