Việc chọn lựa loại kết cấu móng nhà 2 tầng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tính an toàn và ổn định của công trình. Vậy chọn loại móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu là phù hợp, cũng như cần xem xét lưu ý gì khi thi công móng nhà, bài viết dưới đây của Vinavic sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên.
Vai trò quan trọng của móng nhà 2 tầng
Móng nhà là phần kết cấu nằm dưới cùng của công trình, có tác dụng chịu lực và nâng đỡ toàn bộ khối nhà, đảm bảo cho công trình đứng vững trên nền đất. Móng nhà có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Cụ thể, móng nhà có các vai trò sau:
-
Chịu lực cho toàn bộ công trình: Móng nhà chịu toàn bộ tải trọng của công trình, bao gồm tải trọng tĩnh (trọng lượng của công trình) và tải trọng động (tải trọng do gió, bão, động đất,…).
-
Nâng đỡ công trình: Móng nhà giúp nâng đỡ công trình, đảm bảo cho công trình đứng vững trên nền đất.
-
Định vị công trình: Móng nhà giúp định vị công trình, đảm bảo cho công trình không bị xê dịch khi có tác động của ngoại lực.
Vì vậy, móng nhà được coi là phần quan trọng nhất của một công trình, có vai trò quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của công trình.
Các loại móng nhà 2 tầng cơ bản
Móng băng
Móng băng là loại móng phổ biến được được áp dụng trong xây dựng các ngôi nhà hai tầng.
Móng băng nhà 2 tầng thích hợp cho các khu vực có địa chất thông thường hoặc địa chất tốt và phương án thiết kế của công trình.
-
Giới hạn diện tích xây dựng mà một móng băng có thể chịu được thường nằm trong khoảng từ 500m2 – 800m2. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác như độ sâu của móng, độ bền của đất, và các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình.
-
Về giới hạn tải trọng, theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng băng thường nằm trong khoảng từ 12m2 – 16m2.
Móng bè
Móng bè được sử dụng cho nhà 2 tầng có kết cấu phức tạp, tải trọng lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu, sụt lún không đồng đều như đất cát, ao hồ,…
-
Giới hạn diện tích xây dựng mà một móng bè có thể chịu đựng thường nằm trong khoảng từ 500m2 đến 800m2. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ sâu của móng, độ bền của đất, và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình.
-
Về giới hạn tải trọng có thể chịu đựng, theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng bè thường dao động từ 12m2 đến 16m2. Giới hạn tải trọng của móng bè thường nằm trong khoảng từ 1000 kN/m2 đến 2000 kN/m2 (tương đương từ 100 tấn/m2 đến 200 tấn/m2).
Móng cọc
Móng nhà 2 tầng dạng móng cọc thường được ưu tiên sử dụng cho các công trình xây dựng trên địa hình phức tạp, hoặc trên các loại đất yếu như đất ao, đất hồ,…
Móng cọc có nhiều ưu điểm so với các loại móng nhà hai tầng khác như: tiết kiệm vật liệu xây dựng, khả năng chịu tải cao. Tuy nhiên, chi phí thi công của móng cọc thường cao hơn so với các loại móng khác như móng băng và móng đơn, bởi phải tính đến chi phí thi công của cọc cũng như làm đài – giằng móng.
-
Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cọc của móng cọc thường phụ thuộc vào đường kính và khả năng chịu tải của từng loại cọc, thường dao động từ 0.2m2 – 2.0m2. Giới hạn tổng diện tích của móng cọc tùy thuộc vào loại đất, khả năng chịu tải của từng loại cọc. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tối đa của móng cọc 2 tầng thông thường không vượt quá 400m2.
-
Về giới hạn tải trọng có thể chịu được, nó phụ thuộc vào loại cọc và đường kính của cọc. Các loại cọc thông dụng như cọc khoan nhồi, cọc đúc sẽ có giới hạn tải trọng khác nhau và dao động từ 1000 kN/m2 – 5000 kN/m2 (tương đương với 100 tấn/m2 – 500 tấn/m2).
Móng đơn
Loại móng này phù hợp với các khu vực có địa chất tốt. Dựa trên độ cứng, móng nhà 2 tầng dạng móng đơn được phân chia thành ba loại để dễ nhận biết: móng cứng, móng mềm hoặc móng cứng hữu hạn.
-
Giới hạn diện tích xây dựng móng đơn là khoảng 50m2. Trong trường hợp đất có độ bền cao hoặc được san lấp, nén chặt, giới hạn diện tích có thể được mở rộng tối đa 70m2. Điều này giúp đảm bảo rằng móng đơn có thể chịu được tải trọng của công trình xây dựng một cách ổn định và an toàn.
-
Trong việc sử dụng móng đơn cho xây dựng nhà 2 tầng, có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm diện tích xây dựng tổng thể, tải trọng của công trình, độ sâu và độ dày của móng, cũng như độ bền của đất xung quanh. Diện tích tải truyền thường giảm dần từ dưới 8m2 cho mỗi cột. Giới hạn tải trọng của móng đơn thường nằm trong khoảng từ 100 kN/m2 đến 400 kN/m2 (tương đương 10 tấn/m2 – 40 tấn/m2). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình, cần phải tiến hành tính toán và thiết kế móng đơn một cách cụ thể cho từng trường hợp xây dựng cụ thể.
Móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu?
-
Móng đơn và móng băng: Độ sâu của móng thường dao động từ 0,5m đến 1,5m tùy thuộc vào yếu tố cụ thể của công trình và đặc tính của đất.
-
Móng bè: Đối với móng bè, độ sâu thường lớn hơn so với móng đơn và móng băng, thường dao động từ 0,5m đến 2m. Kích thước này đảm bảo rằng móng có đủ độ sâu để chịu được tải trọng của công trình và hạn chế tình trạng lún của đất.
Tuy nhiên, độ sâu móng nhà 2 tầng của mỗi công trình có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như loại đất, tải trọng dự kiến, và yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
Việc xác định độ sâu móng cần phải được thực hiện bởi các kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp sau khi tiến hành khảo sát địa chất và phân tích các yếu tố kỹ thuật khác của công trình.
Chi phí đào móng nhà 2 tầng
Chi phí đào móng nhà 2 tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
-
Loại móng: Loại móng có chi phí cao nhất là móng cọc, tiếp đến là móng bè, móng băng và móng đơn.
-
Kích thước móng: Kích thước móng càng lớn thì chi phí càng cao.
-
Nền đất: Nền đất yếu thì chi phí đào móng cao hơn nền đất tốt.
-
Giá vật liệu: Giá vật liệu cũng ảnh hưởng đến chi phí đào móng.
Thông thường, chi phí đào móng nhà 2 tầng chiếm khoảng 20% tổng chi phí xây dựng.
Chi phí đào móng nhà 2 tầng theo loại móng:
-
Móng đơn: Chi phí đào móng đơn dao động từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/m2.
-
Móng băng: Chi phí đào móng băng dao động từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/m2.
-
Móng bè: Chi phí đào móng bè dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 đồng/m2.
-
Móng cọc: Chi phí đào móng cọc dao động từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng/m2.
Một số lưu ý khi làm móng nhà 2 tầng
Khi làm móng gia chủ cần chú ý đến một số vấn đề sau để công trình đảm bảo an toàn, chất lượng.
Chọn loại móng nhà phù hợp
Loại móng nhà mà chủ đầu tư lựa chọn sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến độ kiên cố của công trình xây dựng. Gia chủ cần khảo sát địa chất khu vực xây dựng với những yếu tố sau:
-
Chiều dày và đặc điểm của lớp đất mặt
-
Đặc điểm địa chất của các tầng lớp đất sâu
-
Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất
-
Các mạch nước ngầm (nếu có) và đặc tính sinh hóa trong đất
-
Đánh giá tác động môi trường
-
Lựa chọn sai loại móng nhà có thể gây lãng phí, giảm chất lượng và mất an toàn cho công trình. Đồng thời công tác khắc phục hậu quả, sửa chữa có thể rất phức tạp về sau.
Chọn độ sâu thi công móng nhà
Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn của khu vực xây dựng. Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện.
-
Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
-
Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.
-
Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún.
-
Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.
Thi công móng nhà trên nền đất yếu
Nhận biết nền đất yếu
-
Định tính: Nhìn chung các nền đất cấu thành từ quá trình bồi đắp được xem là có địa chất nền yếu. Ví dụ như: khu vực đất cát ven sông; khu vực ao hồ, đầm lầy; đất ruộng; đất than bùn; đất cát chảy…
-
Định lượng: hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, hệ số nén, độ biến dạng… Các chỉ tiêu sẽ được kiểm tra dựa trên việc đo đạc, lấy mẫu phân tích và làm thí nghiệm.
Giải pháp xử lý móng với nền đất yếu
-
Phương pháp cơ học: làm chặt nền bằng đầm chấn động, dùng lưới cơ học, vải địa, đệm cát…
-
Phương pháp nhiệt học: sử dụng khí nóng có nhiệt độ trên 800 độ C để làm thay đổi các đặc tính lý hóa trong nền đất. Chỉ áp dụng đối với đất sét và đất cát mịn.
-
Phương pháp thủy lực: dùng cọc thấm, lưới thấm, vật liệu composite, bơm chân không và điện thẩm
-
Ưu tiên sử dụng phương pháp làm móng cọc hoặc móng bè.
Tham khảo:
Cách làm móng nhà 2 tầng: Chi tiết kết cấu, độ sâu, kích thước