Có nhiều lựa chọn về phong cách thiết kế nội thất để đáp ứng nhu cầu và sở thích riêng của từng gia chủ. Kiến trúc Vinavic – Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà ở, biệt thự, nhà vườn…chúng tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm đặc trưng của 11 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành, được nhiều người chọn lựa trong thời gian gần đây.
Phong cách hiện đại
Đây là một phong cách thiết kế rất phổ biến và nổi bật trong thời đại hiện nay. Thiết kế hiện đại tập trung vào việc sử dụng các chi tiết đơn giản và đường nét thanh lịch, thay vì những trang trí phức tạp.
Thiết kế hiện đại thường được ưa chuộng bởi việc sử dụng nhiều tông màu tương phản để tạo điểm nhấn.
Phong cách Indochine (Đông Dương)
Phong cách Indochine là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa Việt và Pháp, thể hiện rõ nét bằng sự pha trộn của hai nền văn hóa này. Màu sắc chủ đạo thường được ưa chuộng trong phong cách này là vàng, vàng nhạt và trắng.
Với sự giao thoa đặc biệt này, phong cách thiết kế Indochine mang lại cảm giác ấm cúng và đã thu hút nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây.
Tìm hiểu chi tiết phong cách đông dương trong thiết kế nội thất
Phong cách Tân cổ điển
Phong cách mới cổ điển là sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, tạo ra một tổng thể bay bổng và lịch lãm. Được xem như là phong cách giúp căn nhà trở nên đẹp vượt thời gian, thể hiện sự tinh tế của chủ nhà.
Tìm hiểu đặc trưng phong cách tân cổ điển nhẹ nhàng – nét đẹp quyến rũ
Phong cách tối giản (minimalist)
Với phong cách nội thất tối giản, thiết kế ưu tiên loại bỏ những chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những nét đẹp cơ bản để tạo ra không gian rộng rãi, thoải mái nhất cho chủ nhân.
Việc sử dụng các món đồ trang trí chỉ khi thực sự cần thiết là điều được ưa chuộng. Phong cách này thường tập trung vào việc sử dụng các món đồ tinh tế để tạo điểm nhấn cho tổng thể.
Phong cách thiết kế nội thất tối giản trào lưu yêu thích của giới trẻ
Phong cách Rustic
Rustic là một phong cách thiết kế nhà cửa hướng đến sự giản dị, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên. Trong phong cách này, các món đồ nội thất thường được bảo tồn ở trạng thái gốc nguyên, mang lại cảm giác chân thực, gần gũi.
Tìm hiểu thêm phong cách nội thất Rustic (Rustic Style) tại đây
Phong cách Retro
Đây là một phong cách lấy cảm hứng từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước. Retro chú trọng vào việc sử dụng các gam màu sáng, nổi bật để tạo điểm nhấn..
Phong cách Vintage
Phong cách cổ điển sử dụng màu sắc hài hòa, tông màu trầm để tạo ra một tổng thể mang đậm nét cổ điển kết hợp với chút bay bổng.
Điểm đặc biệt của phong cách vintage là việc sử dụng các món đồ cổ, đồ đã qua sử dụng để tạo điểm nhấn độc đáo trong không gian hiện đại.
So sánh nội thất phong cách Vintage và Retro khác nhau như nào?
Phong cách Đương đại
Phong cách này tập trung vào việc sử dụng các đường thẳng trong thiết kế, loại bỏ hoa văn phức tạp và uốn cong.
Với phong cách hiện đại, ngôi nhà được thiết kế để tối ưu hóa công năng và giảm bớt những chi tiết không cần thiết, làm cho không gian trở nên gọn gàng và đơn giản.
Phong cách thiết kế Địa Trung Hải
Trong việc thiết kế theo phong cách Địa Trung Hải, sự cân đối là yếu tố quan trọng nhất. Cân đối trong việc lựa chọn màu sắc, vật liệu và đồ nội thất để tạo ra một không gian tổng thể dễ chịu.
Phong cách thiết kế Nhật Bản
Phong cách của Nhật Bản tập trung vào việc kết hợp giữa thiên nhiên và không gian sống, tạo ra sự hài hòa tự nhiên. Các bộ đồ nội thất được sắp xếp một cách hợp lý và gọn gàng, tạo ra một tổng thể ngăn nắp và thoải mái.
Các bộ đồ nội thất chủ yếu được làm từ đá và gỗ tự nhiên để tôn lên vẻ đẹp giản dị.
Phong cách thiết kế Tropical
Đây là phong cách thiết kế được thúc đẩy bởi vẻ đẹp của các quốc gia nhiệt đới. Đặc điểm của phong cách nhiệt đới là việc sử dụng những gam màu tươi sáng, đại diện cho tự nhiên như màu xanh của trời, biển, màu vàng của ánh nắng, màu đỏ của mặt trời….
Bên cạnh việc lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và cá tính của mình, bạn cũng nên cân nhắc đến diện tích không gian, chức năng sử dụng và ngân sách khi thiết kế nội thất.
Tìm hiểu phong cách nhiệt đới (Tropical Style) trong kiến trúc và nội thất