Hiện nay cùng với sự phát triển rất tiến bộ của khoa học công nghệ, kiến trúc bền vững đang và đã được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, phản ánh rất rõ ràng sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của mọi người về môi trường sống và thiên nhiên. Hãy cùng Vinavic tìm hiểu vì sao kiến trúc bền vững trở thành xu hướng những năm gần đây và nó có những điểm khác biệt gì trong giới kiến trúc nhé.
Kiến trúc bền vững là gì?
Thuật ngữ kiến trúc bền vững trong tiếng Anh là Sustainable Architecture trong đó:
-
Architecture được hiểu là kiến trúc, công trình kiến trúc, công trình xây dựng
-
Sustainable là bền vững
Kiến trúc bền vững là kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc hữu cơ, hay kiến trúc môi trường. Đây là thuật ngữ chung dùng chỉ những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.
Kiến trúc bền vững hướng tới phương châm tận dụng tối đa những gì có sẵn trong tạo hóa và khả năng tái sử dụng khi các công trình đã hoàn thành mục tiêu ban đầu.
Tóm lại, bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng kiến trúc bền vững là mô hình kiến trúc được thiết kế và phát triển theo xu hướng hòa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhằm bảo toàn sự cân bằng của hệ sinh thái.
Tìm hiểu thêm:
Tìm hiểu dấu ấn đặc trưng trong phong cách kiến trúc Art Deco
Tìm hiểu phong cách nhiệt đới (Tropical Style) trong kiến trúc và nội thất
Phong cách thiết kế nội thất tối giản trào lưu yêu thích của giới trẻ
Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương): Sự giao thoa bản sắc
Tìm hiểu đặc trưng phong cách kiến trúc Tuscan
Đặc điểm của kiến trúc bền vững
-
Tiếp cận thân thiện với môi trường trên mọi khía cạnh bao gồm từ quy trình lập kế hoạch đến xây dựng
Ví dụ như việc lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết kế, thực hiện các hệ thống sưởi ấm, làm mát, hệ thống ống nước, chất thải và thông gió, và sự tích hợp của môi trường xây dựng vào cảnh quan thiên nhiên.
-
Thay thế các vật liệu thông thường bằng các vật liệu bền vững
Chẳng hạn như bê tông làm bằng vôi và nước, các cây gai dầu, hoặc nhựa thông hay các loại nhựa sinh học sáng tạo làm từ tảo,…
-
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Ví dụ như sử dụng tấm pin mặt trời và hệ thống sưởi ấm, làm máy thông gió tự nhiên để tránh lãng phí tối thiểu các nguồn năng lượng có hại.
Tầm quan trọng của kiến trúc bền vững trong đời sống hiện nay
Kiến trúc bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển xã hội, môi trường từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
Bảo vệ môi trường
Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí, nước, đất đai là một hồi chuông cảnh báo vô cùng nghiêm trọng.
Phong cách kiến trúc bền vững góp phần đáng kể trong việc tái tạo nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, từ đó giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như ngăn chặn biến đổi khí hậu khó lường.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên
Các tiêu chuẩn của phong cách kiến trúc bền vững đề cao việc sử dụng tài nguyên tái tạo và tối ưu hóa nguồn tự nhiên thay vì khai thác vô tội vạ.
Vì thế có thể giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên quý giá của tự nhiên.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Với lợi thế thân thiện với môi trường, kiến trúc bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không gian sống, làm việc của mỗi người.
Tạo động lực cho sự phát triển và thay đổi của xã hội thông qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như nhận thực của người dân về vấn đề môi trường.
Vì sao kiến trúc bền vững trở thành xu hướng thịnh hành những năm gần đây?
Xã hội ngày càng phát triển khiến mỗi người dễ cuốn vào vòng xoáy làm việc căng thẳng, áp lực cao, bên cạnh đó tác động đến những biến đổi khí hậu cũng rất lớn.
Bởi vậy, xu hướng hòa mình và gần gũi với thiên nhiên đang vô cùng thịnh hành giúp tâm trạng chúng ta phấn chấn hơn đáng kể.
Môi trường có kiến trúc bền vững ưu tiên không gian mở, bố trí cảnh quan, đem lại không khí trong lành, cải thiện sức khỏe cho con người.
Xét về yếu tố khí hậu, thông qua việc xây dựng những giải pháp kiến trúc bền vững như: cột thu lôi, hệ thống thoát nước, pin năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên hiện tại cũng như giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Lợi ích của kiến trúc bền vững
Lợi ích về kinh tế
Kiến trúc bền vững chú trọng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc tiết kiệm năng lượng tự nhiên, sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả. Nhờ đó giảm điện năng tiêu thụ, tối giản các chi phí phát sinh. Nâng cao giá trị, tối ưu hóa hiệu suất vòng đời kinh tế.
Lợi ích về xã hội
Các công trình xanh đảm bảo đầy đủ tiện nghi, mang đến một không gian sống lý tưởng, hòa hợp với thiên nhiên cây cối, đảm bảo sạch sẽ, an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người.
Đặc biệt, kiến trúc bền vững còn tạo ra một môi trường xã hội thẩm mỹ phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán bản địa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn di sản.
Lợi ích môi trường
Đây là lợi ích to lớn và quan trọng nhất của kiến trúc bền vững. Tận dụng được các lợi thế của thiên nhiên như nắng, gió, cảnh quan, hệ động thực vật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kiến trúc bền vững khai thác hợp lý đất đai, nước, bảo tồn, bù đắp và tái tạo các hệ sinh thái, địa hình, và đặc biệt giảm những tác động của hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu tiêu cực.
Những công trình kiến trúc bền vững nổi bật ở việt nam
Việt Nam là một đất nước đẹp tuyệt vời cùng bề dày văn hoá lịch sử với nhiều dấu ấn được lột tả qua kiến trúc của những tòa nhà.
Dưới đây là những đơn vị kiến trúc chuộng tính bền vững hàng đầu tại Việt Nam – mang đến một hệ sinh thái ôn hoà, bằng cách lồng ghép những phát kiến bền vững hơn cho Việt Nam.
Khu đô thị Ecopark ở Hưng Yên
Ecopark một trong các công trình kiến trúc bền vững ở Việt Nam. Công trình này đã nhận được giải thưởng dự án phát triển nhà ở bền vững xuất sắc nhất Châu Á (2022) do International Property bầu chọn.
Ecopark được thiết kế với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để đảm bảo liên kết với hệ thống hạ tầng chung. Đặc biệt, dự án cũng chú trọng đến việc sử dụng cảnh quan làm chiến lược hạ tầng, tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ môi trường địa phương. Ngoài ra, Ecopark sử dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng và đảm bảo phát triển bền vững.
Sự hiện diện của Ecopark đã góp phần làm tăng tỷ lệ đô thị hóa tại huyện Văn Giang, Hưng Yên lên gấp 7 lần, từ năm 2000 đến 2020 tăng từ 9,3% lên 65%.
Nhà thiếu nhi Hồ Chí Minh
Đây là một dự án Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh đầu tư. Nhà thiếu nhi Hồ Chí Minh được xây dựng với thiết kế độc đáo và gây ấn tượng, mang hình dáng của một chiếc thuyền trôi trên biển rộng.
Với những chất liệu và không gian xanh, mang tính bền vững, công trình đã đạt Giải Bạc – Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2018 trong hạng mục: Công trình Văn hóa/ Thể thao.
“Tổ hợp Nhà Tre” tại Vĩnh Phúc
Tổ hợp Nhà Tre tại Vĩnh Phúc là công trình kiến trúc tiêu biểu đạt huy chương vàng ở hạng mục công trình nghỉ mát năm 2014. Bên cạnh đó, nó cũng được Hội kiến trúc sư châu Á trao tặng giải “Công trình của năm”.
Công trình kiến trúc sinh thái này tọa lạc tại khu nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc, cách thành phố thủ đô 50 km. Tổ hợp Nhà Tre gồm có nhà hàng Bamboo Wings và trung tâm hội nghị Đại Lải.
Công trình “Cư xá sinh viên Betania” tại Huế
“Betania – Cư xá sinh viên” tại thành phố Huế cũng là một công trình công cộng đáng quý, hội đủ yếu tố “xanh” – sử dụng tối đa yếu tố tự nhiên, nhân văn – dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, và bền vững – hài hòa với thiên nhiên.
Nhà hiệu bộ trường Đại học FPT tại Hà Nội
Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan môi trường xung quanh và đóng góp về mặt thẩm mỹ cho đô thị. Trên mặt bằng tổng thể, công trình được xây dựng nằm ở vị trí lối đi của cả khu có vai trò như cổng chào, sân vườn tiểu cảnh được bố trí hợp lý xung quanh khu đất và công trình, luồng giao thông phân chia hài hoà và thuận lợi.
Trên đây là những thông tin cơ bản về kiến trúc bền vững và lý do tại sao phong cách kiến trúc này trở thành xu thế hiện nay. Kiến trúc bền vững đã và đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, phổ biến, góp phần phát huy những giá trị to lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sống vô cùng lành mạnh.
Xem thêm:
37 Thiết kế nhà vườn 120m2 mang không gian sống xanh từng góc
Tìm hiểu xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở