Giằng móng là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng to lớn trong mối liên kết giữa đất nền và các bộ phận khác để đảm bảo độ bền vững của công trình. Nhiều người chưa hiểu rõ về cấu tạo, phân loại và công thức tính chuẩn của giằng móng. Hôm nay Vinavic sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy xem nhé!
Giằng móng là gì?
Giằng móng tên gọi khác là “dầm móng” là một bộ phận sử dụng để kết cấu hay tạo sự liên kết của các móng, tác dụng tăng độ vững chắc và sự kiên cố cho công trình. Thông thường nó sẽ có hình chữ nhật, hình thang hoặc hình chữ T.
Vị trí của giằng móng sẽ phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa, mặt bên trong của cột. Bộ phần này yêu cầu phải được tính toán chính xác và hết sức kỹ càng.
Cấu tạo chi tiết của giằng móng
Giằng móng là phần được đặt lên móng, hình dáng và kích thước phụ thuộc vào khoảng cách với cột. Khoảng cách tầm 6m thì giằng móng hình thang và hình chữ nhật thường được sử dụng.
Giằng móng là bộ phận được gối lên móng nên về hình dáng và kích thước đều phụ thuộc vào khoảng cách đối với cột.
- Giằng móng có hình thang hoặc chữ nhật: Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3m-6m
- Giằng móng hình chữ T: Nếu khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10m-12m
Phân loại giằng móng
Hiện nay xu hướng sử dụng phổ biến nhất gồm: giằng móng đơn, móng băng và móng bè. Mỗi loại có những đặc điểm riêng về cấu tạo và kích thước.
Giằng móng đơn
Giằng móng đơn loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau, mang lại khả năng chịu lực tốt. Có cấu tạo rất đơn giản, nó được tạo thành từ một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ.
- Kích thước lớp bê tông khoảng 100mm
- Kích thước của dầm móng rơi vào khoảng: 300×700(mm)
- Chiều cao của giằng móng bè là: 200mm
Giằng móng băng
Giằng móng băng cấu tạo bởi một lớp bê tông xuất hiện chức năng lót móng, đảm bảo sự an toàn và cố định và thắt chặt móng nền. Giằng móng băng chủ yếu được sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ, thấp tầng và có lớp đất nền tốt.
-
Kích thước của bản móng phổ thông thường đó là: (900-1200)x350(mm)
-
Kích thước dầm móng rơi vào khoảng 300 x(500-700)mm
-
Chiều rộng của giằng móng băng vào khoảng
Giằng móng bè
Với nền móng yếu, chủ thầu thường chọn giằng móng bè để tăng khả năng chịu lực giúp phân bố đều tải trọng, tránh được tính trạng sút lún. Bề mặt bê tông dày 100mm, chiều cao từ 170 đến 200mm.
Được cấu tạo gồm nhiều lớp, bao gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.
- Lớp bê tông sàn phải dày 100mm
- Chiều cao: 200mm
- Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300×700(mm)
- Thép bản móng tiêu chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
- Thép dầm móng tiêu chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22)
Vai trò của giằng móng đối với công trình
Giằng móng đóng vai trò quan trọng trong công trình bởi việc tăng cứng, phân bổ tải trọng đều và hạn chế biến dạng của sàn nhà. Nó cũng giúp tránh xoay hoặc lệch ở chân cột và tạo liên kết vững chắc với nền móng để đảm bảo độ bền vững cho công trình.
- Tăng độ cứng, giảm lực tác động của công trình lên nền móng.
- Giàn đều tải trọng mà nền móng phải gánh chịu trong quá trình xây dựng.
- Giúp hạn chế tối đa độ biến dạng của sàn nhà.
- Tránh tình trạng xoay, các trường hợp gây lệch tại các điểm nút ở chân cột.
- Tạo liên kết với nền móng và hình thành nên hệ thống thống nhất và chặt chẽ
Công thức tính giằng móng chuẩn
Công thức tính dầm móng được áp dụng như sau:
R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
- Tải trọng đúng trọng tâm: Ptb ≤ Rtc
- Tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc
Trong đó:
- Ptb: Áp suất móng trung bình
- Pmax: Là áp suất móng lớn nhất
- Rtc: Cường độ tiêu chuẩn của đất nền
Trong đó:
- b : Chiều rộng của đáy móng
- q : Tải trọng bên của móng
- c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất
- A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
- m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
Trên đây là những thông tin về giằng móng là gì cũng như công thức dầm móng. Mong rằng bài viết của Vinavic sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.
Tìm hiểu thêm
- Giác móng nhà là gì?
- Cốt pha móng bằng gạch là gì?
- Nền đất yếu nên làm móng gì?