Sau quãng thời gian dài ảnh hưởng của dịch Covid, mọi người đều dành phần lớn thời gian ở nhà, xu hướng thiết kế kiến trúc chữa lành dần trở nên phổ biến. Được coi là điểm chạm cảm xúc giữa kiến trúc sư và gia chủ, kiến trúc này không chỉ đáp ứng tính thẩm mỹ mà còn có tác dụng chữa lành, giảm thiểu lo âu, căng thẳng.
Tìm hiểu về thiết kế kiến trúc chữa lành
Kiến trúc chữa lành là gì?
Kiến trúc chữa lành bắt nguồn từ các quốc gia tiên tiến hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Canada… lối kiến trúc này tập trung vào việc đưa thiên nhiên vào không gian sống, hòa mình vào đó để từ đấy thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe và loại bỏ những căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém).
Kiến trúc chữa lành không phải là một khái niệm quá mới mẻ mà đã được áp dụng khá nhiều trên thế giới đặc biệt từ sau đại dịch Covid, sức khỏe mọi người bị sa sút. Những người theo đuổi lối kiến trúc này cho rằng con người bẩm sinh đã có mối quan hệ đa chiều với thiên nhiên.
Xu hướng thiết kế kiến trúc chữa lành tại Việt Nam
Thiết kế kiến trúc chữa lành đề cao tính tôn trọng văn hóa, kiến trúc bản địa. Kiến trúc sư sẽ tận dụng tối đa vật liệu từ chính địa phương để xây dựng không gian sống thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe con người và thích ứng với sự biến đổi của tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng.
Xu hướng này đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước và ngày càng thịnh hành tại những khu đô thị, thành phố lớn. Kiến trúc lấy sự thư thái, cảm xúc của con người làm trung tâm, đưa thiên nhiên vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đầu năm 2021, tập đoàn Trung Nguyên Legend đã ra mắt dự án “Thành phố cà phê” lấy cảm hứng từ trường phái kiến trúc chữa lành.
Mặc dù vậy những mô hình này tại Việt Nam còn chưa thực sự phát triển. Có những ngôi nhà được đầu tư thiết kế công phu nội thất sang trọng, cao cấp, không gian cây xanh, ánh sáng đủ đầy… nhưng vẫn không khiến gia chủ cảm thấy thực sự thoải mái. Bởi chưa có tiếng nói chung giữa gia chủ và kiến trúc sư, thiếu “điểm chạm cảm xúc” của sự thấy hiểu nhu cầu thói quen sinh hoạt cua gia chủ, sự kỳ vọng về mái ấm của họ và thấu hiểu sâu sắc văn hóa bản địa.
Đặc điểm của lối thiết kế kiến trúc chữa lành
Có những không gian mang đến cho ta sự tĩnh tại, nhưng cũng có nơi mang đến sự mệt mỏi và chán chường. Bởi vậy kiến trúc phải mang tới không gian sống tích cực, năng lượng tốt cho cả gia đình. Sau đây là những đặc điểm của lối kiến trúc chữa lành.
Thiết kế đơn giản hóa
Trong thiết kế kiến trúc chữa lành, không gian nội thất tối giản được áp dụng để căn phòng trở nên gọn gàng và phóng khoáng hơn. Tính tối giản này được bắt nguồn từ các mẫu nhà nhật bản phong cách tối giản, người ta ưu tiên sự đơn giản hóa về mọi thứ.
- Không gian nội thất được hình thành thông qua sự cân bằng giữa kết cấu, vật liệu, ánh sáng và bóng tối để tạo ra nguồn năng lượng hài hòa, từ đó trấn an tinh thần và làm nhạy bén các giác quan cơ thể.
- Gia chủ cần xem xét để lại những đồ vật cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, đồ vật nào là hiện thân cho phong cách sống của bạn, tủ sách, ảnh nghệ thuật cho đến những đồ nội thất khác.
Sở hữu môi trường thiên nhiên
Những căn nhà được thiết kế theo kiến trúc chữa lành luôn mang lại cho các thành viên gia đình cảm giác trở về với thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên ở đây không chỉ là thiết kế vườn, trồng cây xanh, hoa lá mà còn sử dụng những vật liệu từ tự nhiên thúc đẩy sự kết nối với môi trường bên ngoài.
Gỗ tự nhiên, vải 100% hữu cơ tự nhiên, thảm từ chất liệu tự nhiên… luôn mang đến sự ấm áp và tiện nghi cho ngôi nhà. Việc đưa thiên nhiên vào nhà ở không chỉ cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo ra nguồn năng lượng chữa lành.
Bố trí nhiều không gian thư giãn
Sau những ngày giờ làm việc học tập căng thẳng, nhu cầu về không gian sống thư giãn tách biệt nơi làm việc dần trở nên phổ biến. Kiến trúc sư tạo ra những căn phòng thư giãn mang đến trải nghiệm riêng tư, giảm thiểu suy nghĩ lo lắng và áp lực.
Những không gian này cho phép mỗi thành viên theo đuổi sở thích cá nhân, nghỉ ngơi và tận dụng thời gian một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như phòng nghe nhạc, góc đọc sách, phòng tập yoga, phòng thiền…
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Thiết kế mở trong kiến trúc chữa lành ưu tiên sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy nguồn năng lượng tốt cho môi trường sống. Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên trong nhà, bạn có thể dùng đèn chiếu sáng trị liệu thay đổi màu sắc linh hoạt.
Ánh sáng nhân tạo này hỗ trợ điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể giúp cải thiện năng suất làm việc và suy nghĩ tích cực cho các thành viên gia đình.
Ý nghĩa của kiến trúc chữa lành trong cuộc sống
Xã hội phát triển, đời sống thay đổi vì thế kiến trúc nhà cũng dần thay đổi. Nhà không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn thể hiện cái tôi cá nhân của mỗi gia chủ, là không gian mái ấm cho các thành viên gia đình.
Khi dịch Covid- 19 ập đến, không thể ra ngoài trong một thời gian dài vì giãn cách xã hội và phải đối diện với những bức tường vô cảm đã khiến mọi người cảm thấy bị cô lập, tách biệt ra khỏi thế giới, dẫn đến sự sa sút về tinh thần lẫn thể chất.
Bởi vậy kiến trúc chữa lành được lên ngôi, nhà giúp chúng ta cải thiện trạng thái tinh thần mang đến phút giây bình yên, thư giãn. Không gian sống hòa mình cùng thiên nhiên giúp khơi dậy các giác quan, nuôi dưỡng cảm xúc để kết nối thành viên trong gia đình.
Dường như, đại dịch chúng ta dành nhiều thời gian ở nhà, từ đó nhận ra những bất cập trong không gian sống. Từ đó kiến trúc chữa lành cũng được chú ý nhiều hơn, tạo ra những không gian sống lành mạnh, tích cực cho mọi người.
Một số dự án về kiến trúc chữa lành tại Việt Nam
Thành phố Cà phê – đô thị ưu tiên sức khỏe
Chủ đầu tư Tập đoàn Trung Nguyên Legend lấy cảm hứng từ xu hướng kiến trúc chữa lành và kỳ vọng dự án sẽ trở thành đô thị bảo vệ sức khỏe cho cư dân. Mật độ xây dựng tại mỗi khu tiện ích của khu đô thị chỉ từ 10-25%. Mỗi khu tiện ích được ví như một công viên sinh thái riêng, giúp cư dân hòa cùng thiên nhiên ở mọi góc độ và có nhiều lựa chọn để rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.
Được xây dựng dựa trên trường phái “kiến trúc chữa lành”, các loại vật liệu ở Thành phố Cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng. Hầu hết công trình, tiện ích đều làm từ các loại vật liệu tự nhiên như gỗ, gạch không nung… đặc biệt là đá bazan bản địa. Hình thành từ nham thạch núi lửa hàng triệu năm, đá bazan có đặc tính cách âm, không thấm nước, không chịu tác động của bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể làm ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
Khu đô thị Ecopark phía Đông Hà Nội
Ecopark là dự án “thành phố ở trong rừng, rừng trong thành phố”, nơi là giá trị sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên cùng những tiện ích cao cấp, hiện đại. Ở Ecopark chúng ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ tung tăng nô đùa trên cỏ, nụ cười hạnh phúc của người già bên các khu vườn tập dưỡng sinh hay những gia đình thảnh thơi cắm trại bên hồ nhìn ngắm thiên nga.
Những căn biệt thự sinh thái ấn tượng với môi trường xanh tối đa đã tạo nên bức tranh êm đềm nhưng đa sắc và giàu sức sống tại “thành phố màu xanh” nhờ lối kiến trúc chữa lành độc đáo, tận dụng thiên nhiên.
Eco Central Park – dự án xanh gần 200ha tại Vinh
Ecopark là dự án đô thị theo kiến trúc chữa lành đầu tiên tại Vinh, dự án không chỉ đem đến những thiết kế ấn tượng, mà còn kiến tạo giá trị sống xanh, môi trường trong lành cùng không gian tiện ích đặc biệt.
Theo đó, Eco Central Park đã dành gần 30% tổng diện tích khu đô thị để phát triển không gian xanh với những con đường rợp bóng mát, đảm bảo mật độ trung bình 100 cây xanh/người. Đồng thời, hồ thiên nga 10 ha ngay trong khuôn viên dự án có tác dụng làm dịu cái nắng gắt của miền Trung, luôn đem đến bầu không khí mát mẻ dành cho cư dân.
Kiến trúc xanh tại dự án Vinhomes Grand Park
Thiết kế xanh được xem là yếu tố cốt lõi của kiến trúc chữa lành, trong vài năm gần đây là xu hướng được ưa thích tại các đô thị trên thế giới. Tuy vậy, cách phủ xanh chủ yếu là trồng cây ở khu cảnh quan, trên mái hoặc xen kẽ trong ban công công cộng của các tầng.
Ngoài 20.000 m2 cảnh quan xanh nội khu, dự án còn phủ xanh không gian bằng 24 khu vườn thẳng đứng giữa lưng chừng trời, tạo nên những dải lụa màu xanh bao xung quanh các tòa nhà.
Xem thêm: Tìm hiểu xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở