Để sở hữu một căn nhà đẹp thì việc lựa chọn loại mái thích hợp cũng vô cùng quan trọng. Trong quá trình tư vấn thiết kế xây dựng, Kiến trúc Vinavic nhận được nhiều câu hỏi về việc nên làm nhà mái thái hay mái bằng, đây cũng là hạng mục quyết định lớn đén chi phí xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu nhược điểm của từng loại mái để chủ nhà đưa ra quyết định phù hợp cho công trình nhà mình.
Ưu nhược điểm của mẫu nhà mái thái
Tổng quan về nhà mái thái
Nhà mái thái là kiểu nhà sử dụng loại mái ngói thái lan với đặc điểm có độ dốc mái lớn, có thể quay về nhiều hướng khác nhau nên dễ dàng tạo ra những góc đẹp. Nhà mái thái được xây theo kiến trúc thấp tầng, các bộ phận từ cửa sổ, cửa chính, mái che, mái nhà đều mang nét đặc trưng của Thái.
Mẫu mái thái được sử dụng phổ biến ở những mẫu nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng… và đặc biệt thích hợp xây biệt thự vườn với diện tích rộng, có khoảng đua mái lớn tạo sự bề thế. Vẻ đẹp của nhà mái thái nằm ở cách kết hợp hài hòa giữa mái nhà với phần tường. Kiểu kiến trúc mái thái này còn được áp dụng rộng rãi trong các mô hình biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố hiện nay.
Ưu điểm của nhà mái thái
Tiết kiệm chi phí
Mái thái có hệ thống vỉ kèo đơn giản, trọng lượng nhẹ, không gây áp lực cho toàn bộ công trình cũng như phần móng. Do đó thi công mái thái sẽ tiết kiệm đáng kể về chi phí nguyên vật liệu phần mái và phần móng (do mái thái có trọng lượng nhẹ hơn so với mái bằng nên chi phí xây dựng phần móng cũng sẽ giảm). Vậy nên xây dựng nhà mái thái sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả móng và phần mái.
Kiến trúc nhà mái thái đẹp
Nhà mái thái có kiến trúc đẹp hơn rất nhiều so với các kiểu mái nhà khác do có kiểu dáng đa dạng, chất liệu xây dựng phong phú nên mang lại sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình từ chi phí đến vị trí xây dựng.
Không gian nhà thoáng mát
Sử dụng mái thái còn có ưu điểm khác là thoáng mát. Mái thái có khả năng tản nhiệt chống nóng, hơn thế, do có độ dốc vừa phải nên nước mưa rơi xuống sẽ thoát nước nhanh hơn, không bị ứ đọng trên mái như mái bằng.
Nhà mái thái sẽ chống thấm tốt hơn nhà mái bằng và phù hợp với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta. Đây cũng chính là lý do nhà mái thái từ xưa đến nay luôn là lựa chọn hàng đầu cho câu hỏi: “nên làm nhà mái thái hay mái bằng”.
Nhược điểm nhà mái thái
So với mái bằng, nhà mái thái có quá trình thi công sơn phức tạp hơn, đòi hỏi đội thợ có kinh nghiệm. Bởi nhà mái thái có số lượng phào gấp đôi, gấp 3 lần nhà mái bằng. Những nơi là vị trí giáo sơn không tới, không có điểm néo dây để đu lên sơn thì việc thi công nhà mái thái mất nhiều thời gian và khá nguy hiểm.
Ưu điểm của nhà mái bằng
Kiến trúc nhà mái bằng
Các mẫu nhà mái bằng được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại, thiết kế theo kiểu đổ bằng bê tông. Hiện nay mái bằng được nhiều người ưa chuộng nhờ sự kết hợp khéo léo của hình khối kiến trúc tổng thể giúp những tấm bê tông cốt thép trở nên sáng tạo, đẹp lạ thường.
Ưu điểm nhà mái bằng
Kiến trúc gọn gàng
Nhà mái bằng có lối kiến trúc gọn gàng, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp.
Mái bằng bền bỉ trước tác động tự nhiên
Do phần mái bằng được đổ bê tông nên có ưu điểm là bền bỉ và khả năng chống chịu trước các tác động từ tự nhiên như mưa bão vì có độ dốc tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 8%.
Tăng thêm không gian sử dụng
Xây nhà mái bằng có thể tận dụng tầng áp mái để tăng thêm không gian lưu trữ cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn có thể cải tạo sân thượng thành sân phơi, vườn xanh, tiểu cảnh để thư giãn.
Một ưu điểm nữa của nhà máy bằng là khả năng chống cháy cao và gia chủ cũng không phải lo bị dột hay bị thủng như máy tôn hay mái ngói. Khi có ý định cải tạo nâng tầng thì nhà mái bằng rất phù hợp và dễ dàng hơn so với nhà mái thái.
Hạn chế của nhà mái bằng
Hạn chế của nhà mái bằng là có trọng lượng rất nặng, gây áp lực cho phần móng do đó cần phải xây dựng thật cẩn thận, kỹ càng, vì vậy mà chi phí cũng tăng cao.
Nhà mái bằng dễ bị thấm tạo nên các vết loang trên tường làm tường nhà xấu đi, việc sửa chữa, chống thấm rất khó khăn. Bên cạnh đó, khi trời mưa, mái bằng thường lưu lại rác như lá cây, cát, lâu thoát nước vì độ dốc nhỏ.
Một nhược điểm khác nữa của mái bằng là rất nóng nực vào mùa hè, nếu sử dụng thêm các phương pháp cách nhiệt thì sẽ tốn kém và khá phức tạp. Tuy nhiên với đặc điểm thiếu diện tích xây dựng như hiện nay thì mái bằng cực kỳ thích hợp cho nhà phố, giúp tận dụng diện tích sử dụng một cách hiệu quả.
Nên làm nhà mái thái hay mái bằng?
Qua những phân tích ưu nhược điểm của mái thái, mái bằng ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho mình nên làm nhà mái thái hay mái bằng. Mỗi loại mái lại có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng loại công trình.
Nên làm nhà mái thái hay mái bằng còn dựa vào nhu cầu, kinh phí xây dựng của mỗi gia đình nếu diện tích đất khiêm tốn gia chủ nên lựa chọn nhà phố mái bằng để tận dụng diện tích mái hiệu quả. Còn nếu xây nhà cấp 4, biệt thự vườn, nhà 2,3 tầng thì nên cân nhắc sử dụng mái thái bởi chi phí vừa phải sẽ giảm bớt áp lực tài chính và dành tiền đó đầu tư vào nội thất để có chất lượng sinh hoạt tốt hơn.
Chi phí xây dựng nhà mái thái bao nhiêu tiền 1m2?
Chi phí thi công nhà mái thái bao nhiêu tiền 1m2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, nguyên vật liệu sử dụng, phong cách kiến trúc. Theo đó đơn giá xây nhà mái thái hiện nay trên thị trường dao động như sau:
- Đơn giá thi công nhà mái thái phần thô: 3.700.000 vnđ/m2.
- Đơn giá xây nhà mái thái trọn gói: 6.000.000 vnd/m2 – 7.500.000 vnđ/m2.
Giả sử bạn cần xây dựng nhà cấp 4 mái thái có diện tích 100m2, móng đơn, cách tính chi phí như sau:
- Móng đơn: 100x 30% = 30m2
- Phần tầng trệt: 100x 100% = 100m2
- Mái thái – mái BTCT lợp ngói: 100x 100%= 100m2
=> Tổng diện tích xây dựng: 30 + 100 + 100 = 230m2
Chi phí xây dựng
- Chi phí xây thô nhà mái thái: 230 x 3.700.000= 851.000.000 vnđ
- Chi phí xây nhà mái thái trọn gói: 230 x 7.000.000 = 1.610.000.000 vnđ
Lưu ý: Chi phí xây nhà mái thái có thể dao động tăng hoặc giảm tùy thuộc trực tiếp vào công trình thực tế và đơn giá tại thời điểm thi công.
Chi phí xây dựng nhà mái bằng bao nhiêu tiền 1m2?
Cách tính chi phí xây dựng nhà mái bằng = Diện tích thô x Tiền công theo m2. Trong đó diện tích xây dựng = diện tích phần móng + trệt + lầu + mái bằng.
Sau đây là cách tính chi phí xây nhà mái bằng 2 tầng chi tiết:
- Phần móng: chiếm 50% diện tích = 100m2 x 50% = 50m2
- Tầng trệt: chiếm 100% diện tích = 100m2
- Tầng lầu: chiếm 100% diện tích (bao nhiêu tầng thì nhân với 100%) = 100m2
- Phần mái bằng: chiếm 70% = 100 x 70% = 70m2
=> Diện tích nhà 2 tầng: 50m2 + 100m2 + 100m2 + 70m2 = 320m2
Đơn giá thi công trên thị trường hiện nay được tính theo hai cách tính sau:
Cách 1: Nhà thầu thi công, nhân công hoàn thiện, chi phí dao động từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/m2 sử dụng nguyên vật liệu giá tầm trung => Chi phí = 320 x 3.500.000 = 1.120.000.000 vnđ
Cách 2: Nhà thầu lo từ a đến z – Chìa khóa trao tay, chi phí dao động từ 6 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng/m2, lựa chọn nguyên vật liệu từ trung bình khá đến tốt => Chi phí = 320 x 7.500.000 = 2.400.000.000 vnđ
Tham khảo thêm: So sánh chi phí mái nhật và mái thái, mái nào tiết kiệm nhất