Nhà mái thái được rất nhiều gia đình ưa chuộng xây dựng trong những năm gần đây nhờ vẻ đẹp ấn tượng, công năng sử dụng tiện nghi và chi phí hợp lý. Do đó cách tính m2 nhà mái thái cũng được nhiều gia chủ quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới chi phí làm nhà.
Xu hướng thiết kế nhà mái thái hiện nay
Nhà mái thái được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở kiểu nhà vườn 1,2,3 tầng hoặc nhà phố cao tầng mang lại vẻ đẹp thanh thoát, thẩm mỹ cao và công năng tối ưu. Vì thế nhà mái thái là một trong những xu hướng thiết kế nhà ở hiện nay.
- Nhà mái thái mang đến không gian sống rộng rãi nhờ chóp mái cao, kiến trúc kiểu nhà vườn mang lại sự gần gũi với thiên nhiên
- Mái thái với độ dốc mái lớn, cùng hệ thống các chi tiết mái như mái viền, mái bo,… đem đến một thiết kế mái cầu kì, chỉn chu và hoàn thiện về mặt ngoại thất tối ưu nhất.
- Mái thái thường sẽ có 2 hoặc nhiều tầng mái chồng xếp lên nhau. Điều này tạo nên được hiệu ứng thẩm mỹ cực kì tốt đối với thiết kế. Mang đến cho không gian kiến trúc sự xếp tầng thú vị và hoàn thiện bậc nhất.
- Độ dốc lớn còn giúp khi mưa đến, nước mưa không bị đọng lại trên mái, không gây ra tình trạng ẩm mốc, gây hư hại cho mái, đảm bảo tuổi thọ cũng như độ bền của công trình.
Tuy nhiên, do độ dốc mái lớn, cùng các cấu kiện làm mái thái khá phức tạp mà việc sử dụng và xây dựng nhà mái thái cũng rất khó khăn và tốn kém chi phí. Do đó, gia chủ cần biết cách tính m2 nhà mái thái để xác định được tổng diện tích cần xây từ đó dự trù kinh phí làm nhà hợp lý.
Cập nhật cách tính m2 nhà mái thái mới nhất
Cách tính m2 nhà mái thái phụ thuộc vào quy mô diện tích, số tầng và loại móng mà căn nhà sử dụng. Về cơ bản cách tính diện tích nhà mái thái bằng tổng diện tích của diện tích sàn, diện tích móng, diện tích mái thái và tầng hầm (nếu có).
Tính m2 diện tích các tầng
Diện tích sàn nhà các tầng được áp dụng theo công thức diện tích hình chữ nhật là chiều dài x chiều rộng. Sau đó, bạn sẽ nhân với số lượng tầng, chẳng hạn nhà 2 tầng sẽ x2, nhà 3 tầng sẽ x3. Ví dụ diện tích các tầng căn nhà 2 tầng chiều dài 8m chiều rộng 10m là (8×10)x2 = 160m2.
Diện tích phần móng nhà
Diện tích phần móng nhà cũng là yếu tố cần quan tâm trong cách tính m2 nhà mái thái. Móng đóng vai trò kết cấu chịu lực chính cho ngôi nhà và tùy thuộc từng loại móng sẽ có cách tính m2 xây dựng khác nhau. Hiện nay có các loại móng cơ bản sau: Móng băng, móng cọc, móng bè.
- Móng băng: Móng băng được sử dụng ở hầu hết các công trình nhà ở dân dụng. Diện tích loại móng này tính bằng 50% diện tích của tầng trệt.
- Móng cọc: Móng cọc được tính từ 20- 40% diện tích tầng trệt nhưng cũng còn tùy thuộc vào diện tích của đài móng. Dựa vào công trình thực tế, đơn vị thầu sẽ tính toán để đưa ra con số cụ thể.
- Móng bè: Loại móng này thường được dàn đều trên mặt bằng nền. Móng bè thường được tính diện tích bằng 80% diện tích tầng trệt
Diện tích tầng hầm ( nếu có)
Hiện nay nhà có tầng hầm là thiết kế được nhiều gia đình ưa chuộng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tầng hầm là phần có thiết kế sâu xuống dưới và có cách tính diện tích như sau:
- Tính bằng 150% diện tích tầng trệt tính với độ cao tầng hầm nhỏ hơn 1,3m.
- Tính bằng 170% diện tích tầng trệt khi có độ cao lớn hơn 1,3 và nhỏ hơn 1,7m.
- Tính bằng 200% diện tích tầng trệt với độ cao nhỏ hơn 2m và lớn hơn 1,7m.
- Tính bằng 250% diện tích của tầng trệt nếu độ cao lớn hơn 2m.
Tính m2 diện tích mái thái
- Phần mái thái được tính bằng 50% diện tích sàn xây dựng.
Như vậy, cách tính m2 nhà mái thái sẽ tùy thuộc vào quy mô, số lượng tầng, kiểu mái, kiểu móng, cũng như diện tích của từng sàn… để tính toán được diện tích xây dựng tổng của công trình.
Lợi ích khi biết cách tính m2 nhà mái thái
Việc tính toán m2 xây dựng nhà mái thái vô cùng quan trọng, đây là bước quan trọng không thể thiếu ở mỗi công trình nhà ở. Tính được diện tích sẽ giúp dự toán chi phí xây dựng ban đầu để tránh được những phát sinh về sau.
Đặc biệt, khi biết cách tính m2 nhà mái thái giúp cho việc quy hoạch, bố trí và sắp xếp công năng sử dụng ngôi nhà trở nên phù hợp hơn. Đồng thời, giúp cho việc dự tính chi phí xây dựng và hoàn thiện chính xác.
Ưu điểm của mẫu thiết kế nhà mái thái
Tiết kiệm chi phí
Mái thái có hệ thống vỉ kèo đơn giản, trọng lượng nhẹ, không gây áp lực cho toàn bộ công trình cũng như phần móng. Do đó thi công mái thái sẽ tiết kiệm đáng kể về chi phí nguyên vật liệu phần mái và phần móng (do mái thái có trọng lượng nhẹ hơn so với mái bằng nên chi phí xây dựng phần móng cũng sẽ giảm). Vậy nên xây dựng nhà mái thái sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả móng và phần mái.
Kiến trúc nhà mái thái đẹp
Nhà mái thái có kiến trúc đẹp hơn rất nhiều so với các kiểu mái nhà khác do có kiểu dáng đa dạng, chất liệu xây dựng phong phú nên mang lại sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình từ chi phí đến vị trí xây dựng.
Không gian nhà thoáng mát
Sử dụng mái thái còn có ưu điểm khác là thoáng mát. Mái thái có khả năng tản nhiệt chống nóng, hơn thế, do có độ dốc vừa phải nên nước mưa rơi xuống sẽ thoát nước nhanh hơn, không bị ứ đọng trên mái như mái bằng. Nhà mái thái sẽ chống thấm tốt và phù hợp với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta.
Chi phí xây dựng nhà mái thái bao nhiêu tiền 1m2?
Chi phí thi công nhà mái thái bao nhiêu tiền 1m2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, nguyên vật liệu sử dụng, phong cách kiến trúc. Theo đó đơn giá xây nhà mái thái hiện nay trên thị trường dao động như sau:
- Đơn giá thi công nhà mái thái phần thô: 3.700.000 vnđ/m2.
- Đơn giá xây nhà mái thái trọn gói: 6.000.000 vnd/m2 – 7.500.000 vnđ/m2.
Giả sử bạn cần xây dựng nhà cấp 4 mái thái có diện tích 100m2, móng băng, cách tính chi phí như sau:
- Móng đơn: 100x 50% = 50m2
- Phần tầng trệt: 100x 100% = 100m2
- Mái thái: 100x 50%= 50m2
=> Tổng diện tích xây dựng: 50 + 100 + 50 = 200m2
Chi phí xây dựng
- Chi phí xây thô nhà mái thái: 200 x 3.700.000= 740.000.000 vnđ
- Chi phí xây nhà mái thái trọn gói: 200 x 7.000.000 = 1.400.000.000 vnđ
Lưu ý: Chi phí xây nhà mái thái có thể dao động tăng hoặc giảm tùy thuộc trực tiếp vào công trình thực tế và đơn giá tại thời điểm thi công.
Chọn lọc các mẫu nhà mái thái đẹp đáng xây nhất
Mẫu nhà mái thái 1 tầng
Mẫu nhà 1 tầng mái thái có không gian thoáng mát nhờ hệ mái chóp cao mang lại tầng áp mái, không khí dễ dàng lưu thông là tiền đề để tạo nên sức khỏe cho các thành viên gia đình. Mẫu thiết kế ưu tiên nhiều cửa sổ lớn, giúp tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, thoáng đãng.
Mẫu nhà mái thái 2 tầng
Đối với các hộ gia đình có diện tích đất lớn, lựa chọn mẫu nhà mái Thái 2 tầng kèm theo sân vườn vẫn luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Sân vườn không chỉ làm cho không gian ngôi nhà trở nên nổi bật và hài hòa hơn mà còn mang đến một nguồn năng lượng sống xanh vô cùng hiệu quả.
Thiết kế nhà phố 2 tầng
Đây là một trong những mẫu nhà phù hợp xây dựng tại những nơi có diện tích đất hẹp và hạn chế. Những mảnh đất xây nhà kiểu này thường có hình chữ nhật. Những ngôi nhà thường có kiến trúc khối thẳng đứng lên trên và không có không gian mở về hai bên.
Mẫu nhà mái thái 3 tầng
Biệt thự 3 tầng mái thái có cửa sổ và ban công kiến trúc tân cổ điển rộng, có hình bán nguyệt, vòm uốn bố trí tương xứng giúp công trình mềm mại, cao và rộng hơn. Thiết kế hình chữ L tạo ra không gian thoáng đãng, đón ánh sáng tự nhiên và gió trời vào nhà.
Thiết kế nhà cấp 4 mái thái
Cũng là thiết kế mái thái song mẫu nhà cấp 4 hiện đại này lại mang vẻ đẹp riêng. Từ màu sắc mái đến phần gạch ốp trên tường hài hòa với nhau. Sử dụng màu sơn tường ghi xám nhẹ giúp người nhìn cảm nhận được sự ấm áp khi nhìn vào công trình.
Mẫu nhà vườn mái thái
Mẫu thiết kế nhà 1 tầng sân vườn gần gũi thiên nhiên nổi bật bởi hệ thống 2 sảnh. Phần sảnh chính và sảnh phụ gây ấn tưởng với hệ cột bê tông chắc chắn cùng thiết kế vòm, phần mái thái phía trên rất đẹp mắt. Trong đó phải kể đến phần cửa chính được tạo hình bằng những ô cửa thoáng hình vòm đồng điệu và cuốn hút giúp ánh sán, gió trời lưu thông tối đa trong nhà.
Nhà mái thái đẹp tân cổ điển
Phong cách hiện đại pha chút cổ điển sang trọng đã mang đến dấu ấn riêng cho công trình. Đặc điểm phổ biến của nhà tân cổ điển là sự đối xứng trong cách sắp xếp các chi tiết, đường nét. Các chi tiết cửa sổ, cánh cửa và các yếu tố kiến trúc khác thường được sắp xếp một cách đối xứng và đồng bộ để tạo nên sự cân đối và sự hài hòa.
Tham khảo thêm: Gợi ý các mẫu biệt thự 2 tầng mái thái được ưu chuộng nhất hiện nay