Đào móng nhà là một trong những giai đoạn quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng một ngôi nhà. Cần phải đảm bảo rằng quy trình đào móng được thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật, có độ chắc chắn an toàn cao và kết hợp cả yếu tố phong thủy về nhà ở.
Tìm hiểu quy trình đào móng nhà chuẩn nhất
Quy trình đào móng nhà chuẩn nhất bao gồm các công đoạn sau: Giải phóng mặt bằng, đào móng, làm sạch móng, lắp dựng khuôn, đổ bê tông cốt thép, gia cố và hoàn thiện móng.
Giải phóng mặt bằng
Trước khi bắt đầu quy trình đào móng, cần phải giải phóng mặt bằng, tiến hành đo đạc và đánh dấu khu vực cần đào móng theo bản vẽ thiết kế. Sau đó, các công nhân cần làm sạch khu vực và loại bỏ mọi vật liệu không cần thiết.
- Giải phóng mặt bằng bao gồm các công việc cần được thực hiện như phá dỡ các cấu trúc cũ, vận chuyển tất cả chất thải xây dựng cũ từ công trường.
- Bố trí máy móc, điện nước và thiết bị vật tư đảm bảo quá trình đào móng diễn ra suôn sẻ
Đào móng
Bước tiếp theo là đào móng theo các thông số kỹ thuật tính toán trên bản vẽ. Người thợ sẽ sử dụng các công cụ và máy móc phù hợp để thực hiện đào móng. Độ sâu và kích thước của móng phụ thuộc vào loại đất và trọng lượng của ngôi nhà và cần đảm bảo rằng đáy móng được đào sâu đủ để đạt đến một lớp đất có tính năng chịu lực tốt.
Làm sạch móng
Sau khi đào móng, thợ sẽ tiến hành làm sạch bề mặt móng bao gồm loại bỏ đất, cặn bã và các vật liệu khác, sao cho bề mặt móng hoàn toàn sạch sẽ. Khâu làm sạch phần móng này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc đổ bê tông sau này.
Lắp dựng khuôn móng
Sau khi hoàn thành công tác đào hố móng, công nhân sẽ tiến hành lắp dựng khuôn móng. Khuôn móng là một bộ phận quan trọng của móng, có tác dụng tạo hình cho móng và định vị bê tông trong quá trình đổ. Khuôn móng thường được làm bằng gỗ, thép hoặc nhựa, tùy theo kích thước và hình dạng của móng.
Đặt các hệ thống cốt thép
Trước khi tiến hành đổ bê tông, công nhân sẽ tiến hành đặt các hệ thống cốt thép trong móng. Cốt thép là một yếu tố quan trọng để tăng cường sức chịu lực của móng và ngăn chặn sự nứt nẻ. Các thanh cốt thép sẽ được đặt theo đúng vị trí và khoảng cách như được quy định trong kế hoạch thiết kế.
Đổ bê tông
Sau khi hoàn thành việc đặt cốt thép thợ sẽ tiến hành đổ bê tông vào khuôn móng. Bê tông cần phải được trộn đều và đảm bảo chất lượng để đạt được độ cứng và tính chịu lực tốt nhất. Công nhân cần đổ bê tông đều và không có khoảng trống hay bị khuyết chỗ nào.
Gia cố móng
Sau khi đổ bê tông, công nhân sẽ chờ để bê tông có thời gian cứng. Thời gian chờ thường phụ thuộc vào loại bê tông và điều kiện thời tiết. Sau khi bê tông đã cứng đủ, công nhân sẽ tiến hành gia cố móng. Bằng cách thực hiện các bước như chà nhám bề mặt, thi công các lớp phủ bảo vệ và kiểm tra chất lượng công trình.
Hoàn thiện móng
Cuối cùng, công nhân sẽ hoàn thiện móng bằng cách loại bỏ khuôn móng và làm sạch khu vực xung quanh. Ngoài ra cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt móng để đảm bảo tính chắc chắn và không có lỗi nào. Quá trình hoàn thiện móng cũng có thể bao gồm việc thực hiện các công việc bổ sung như lắp đặt các hệ thống dẫn nước, thoát nước hoặc cơ sở hạ tầng khác.
Tìm hiểu quy trình động thổ đào móng nhà
Theo quan niệm về phong thủy nhà ở, lễ động thở là bước khởi đầu để xây dựng một căn nhà, cần làm lễ theo đúng thủ tục lễ nghi để mang lại nhiều may mắn cho gia đình khi sinh sống trong căn nhà đó. Gia chủ cần chọn ngày tốt là những ngày Hoàng đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.
Ý nghĩa của ngày động thổ được hiểu là việc cúng bái, trình báo với thổ địa nơi mảnh đất mình xây dựng về việc sắp thi công nhà ở, để công trình được hoàn thiện và suôn sẻ.
- Thông thường, ở những công trình lớn thì việc làm lễ động thổ thường diễn ra rất trang trọng
- Đối với nhà dân thì việc làm lễ động thổ đơn giản hơn như: một mâm cơm, đĩa trái cây, hoặc những vật phẩm cúng tế như heo, gà, bò…
Dựa theo quan điểm truyền thống và những kinh nghiệm xây nhà thì cách thức thực hiện lễ động thổ như sau:
Chọn ngày giờ tháng tốt
Gia chủ cần xem xét ngày động thổ có hợp với bản mệnh của mình hay không, ngày đó có đẹp không, tránh làm động thổ vào các ngày xấu như: Hắn đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng phục.
Chuẩn bị các vật phẩm cho lễ cúng
Để sắm đồ lễ động thổ, chủ nhà cần chuẩn bị đồ cúng như sauu:
- Một bộ tam sinh ( thường là một miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
- Một con gà
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Một đĩa muối, bát gạo, một bát nước
- Nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc, lạng chè
- Một đỉnh vàng hoa
- Năm lễ vàng tiền
- 5 loại trái cây
Mỗi địa phương có tục cúng lễ khác nhau nên chủ nhà có thể linh hoạt trong cách sắm cỗ, ngoài ra còn những vật cúng khác thể hiện được sự thành tâm của chủ nhà.
Tiến hành cúng lễ động thổ
- Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn
- Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng
Tổng quan về các loại móng nhà phổ biến hiện nay
Hiện nay có 4 loại móng được sử dụng phố biến trong xây dựng là móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc, những loại móng này thường được thi công bằng cách đào lỗ trên mặt đất và đổ bê tông để tạo nên một khối cọc bê tông chắc chắn nhằm chịu được tải trọng của công trình.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng có giá thành rẻ nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo. Loại móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau và được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.
Loại móng này có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố và xây dựng những công trình có tải trọng không quá lớn.
Móng băng
Là loại móng được dùng trong các công trình dân dụng bởi vì giá thành của nó vừa phải và độ lún đồng đều. Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tưởng hoặc có sự giao cắt. Ở những đất nền yếu, độ lún không đều thì không chỉ đầm đất cho chặt mà còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình hoặc sử dụng cách đào móng song song với nhau và thi công trong khuôn viên đó. Loại móng này thường là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng bè
Với những công trình thi công tại nơi có đất nền yếu, nước nhiều nguy cơ lún nứt cao thì ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát thì các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này cho công trình.
Móng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm nổi bật nhất của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất và giúp giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng cọc
Khi nhắc đến đào móng nhà, không thể thiếu móng cọc. Loại móng này xuyên qua các tầng đất yếu để đến được tầng đất cứng, gồm cọc và đài cọc, có thể là cọc tre, cọc cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép. Ưu điểm là móng này thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý cho mọi khách hàng.
Xem thêm: Quy trình đổ bê tông móng nhà đúng kỹ thuật từ A-Z