Chi phí luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trước khi tiến hành làm nhà. Vậy cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn như thế nào, gồm những hạng mục gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chi phí xây nhà ở nông thôn gồm những hạng mục gì?
Để xây dựng được một căn nhà, gia chủ phải tốt rất nhiều chi phí trong đó có 2 phần chính: chi phí xây phần thô và hoàn thiện.
Xây nhà phần thô
Chi phí xây nhà phần thô bao gồm: khung công trình, phần móng, thân công trình, các tầng trệt, lầu, tum (nếu có) và phần mái nhà. Tùy theo mỗi kiến trúc và diện tích chi phí xây nhà sẽ khác nhau.
Hoàn thiện căn nhà
- Hoàn thiện nhà bao gồm các hạng mục ốp lát, sơn tường, làm cửa, cầu thang, điện nước, lan can và cửa cổng.
- Giá nhân công hoàn thiện căn nhà cũng là một phần chi phí lớn.
Cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn chi tiết nhất
Đối với mỗi công trình lại có cách tính chi phí riêng phụ thuộc vào diện tích, kết cấu số tầng cũng như độ đua mái. Sau đây sẽ là 2 cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn cho công trình nhà ở 1 tầng và 2 tầng (diện tích 80m).
Chi phí xây nhà 1 tầng
Sau đây là cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn với quy mô công trình: 1 tầng diện tích 150m2, đơn giá xây dựng 5 triệu đồng/m2
- Diện tích sàn: 150m2
- Sảnh: 12m2
- Mái đua: 32m2
- Tổng diện tích xây dựng cần tính: 194m2
=> Tổng chi phí xây dựng ngôi nhà: 194 x 5.000.000 = 970.000.000 đồng
Như vậy chi phí xây nhà ở nông thôn cho mẫu nhà 1 tầng 150m2 dao động khoảng 1 tỷ, tùy vào tình hình thực tế giá cả và chủng loại nguyên vật liệu chủ đầu tư sử dụng mà giá tiền xây nhà sẽ có sự thay đổi.
Chi phí xây nhà 2 tầng
Quy mô công trình: xây nhà 2 tầng 80m2 ở nông thôn, mái chéo, đua 2 ban công sâu 1,2m, mặt tiền 8m, chiều sâu 10m.
- Móng tính bằng 30 – 50% đơn giá
- Diện tích xây dựng các tầng tính 100%
- Ban công tính 70% đơn giá
- Mái tính 20- 50%
- Đơn giá xây thô: 5 triệu đồng/m2.
Cách tính chi phí xây nhà ở nông thôn 2 tầng như sau:
- Móng băng: 80 x 30% = 24 m2
- Diện tích sử dụng: 80 x 2 x 100% = 160m2
- Ban công: 8 x 1,2 x 70% x 2 = 13,44 m2
- Mái chéo bê tông cốt thép: 10 x (10+1,2) x 30% = 33,6 m2
- Tổng diện tích xây dựng: 24 + 160 + 13,44 + 33,6 = 231,04 m2
=> Chi phí xây nhà 2 tầng: 231,04 x 5.000.000 = 1.155.200.000đ.
Các hạng mục chi phí khác trong xây dựng nhà ở nông thôn
Xây nhà ở nông thôn hết bao nhiêu tiền không chỉ tính toán chi phí xây dựng cho phần thô mà còn có các hạng mục hoàn thiện sau đây:
- Dự tính cho hạng mục ốp, lát gạch: Bao gồm gạch nền các tầng, gạch nền sân, gạch nền WC và gạch ốp.
- Chi phí cho phần sơn nước: Bao gồm 2 loại sơn nước trong nhà và ngoài nhà.
- Thi công cửa: Bao gồm các cửa đi các phòng, cửa vào nhà wc, cửa mặt tiền.
- Chi phí cầu thang: Gồm có trụ cầu thang, tay vịn và lan can cầu.
- Ước tính giá cả thiết bị điện: Các công tắc, ổ cắm, đèn thắp sáng và quạt.
- Thiết bị vệ sinh nước: Các loại vòi và phụ kiện trong nhà vệ sinh như gương, móc treo, kệ
Những yếu tố ảnh hưởng chi phí xây nhà ở nông thôn
Quy mô xây dựng công trình
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí xây nhà ở nông thôn. Những công trình có diện tích lớn hiển nhiên chi phí làm nhà sẽ cao hơn những công trình nhỏ dưới 100m2.
Ngoài ra cùng một diện tích đất, ví dụ 200m2 nhưng có người chỉ lấy 150m2 để xây dựng thì chi phí cũng sẽ thấp hơn.
Lựa chọn kiến trúc ngoại thất
Phong cách thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây nhà cũng như quyết đinh kiến trúc nội thất. Hiện nay có 3 phong cách phổ biến: kiến trúc hiện đại, cổ điển và tân cổ điển.
- Lựa chọn phong cách cổ điển thường yêu cầu trang trí tỉ mỉ nên cần nhiều nhân công và vật liệu xây dựng, vì thế sẽ có giá thành cao hơn
- Kiến trúc hiện đại lấy hình khối, đường nét kiến trúc làm chủ đạo, không cầu kỳ phù điêu phào chỉ nên chi phí sẽ rẻ hơn.
Sử dụng vật liệu phù hợp
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ảnh hưởng đến chi phí xây nhà. Vật liệu xây nhà bao gồm: vật liệu thô và vật liệu hoàn thiện.
- Vật liệu thô: bao gồm xi măng, gạch, cát, sắt, thép,…mức giá dao động đối với vật liệu thô trong khoảng từ 3-3.5 triệu/m2.
- Vật liệu hoàn thiện: Tùy vào sở thích của mỗi gia đình mà gia chủ sẽ lực chọn các vật liệu hoàn thiện công trình phù hợp như gỗ, kính, cửa nhôm, đá ốp… Ngôi nhà càng yêu cầu cao về tính thẩm mỹ thì chi phí vật liệu hoàn thiện bỏ ra sẽ nhiều hơn so với nhà có cấu trúc đơn giản thông thường.
Phụ thuộc vào thời điểm thi công
- Chi phí xây nhà ở nông thôn phụ thuộc vào thời điểm thi công khi mùa khô tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình khởi công, theo đó giá nguyên vật liệu cũng tăng do nhu cầu tăng.
- Nếu xây mùa mưa, giá thành có giảm. Nhưng có thể làm gián đoạn, mất nhiều thời gian thi công, chi phí nhân công phát sinh. Do đó, trước khi xây dựng, gia đình cần có kế hoạch dự trù kinh phí cũng như có lựa chọn thời điểm xây dựng phù hợp.
Gợi ý những mẫu nhà ở nông thôn đẹp chi phí rẻ
Kiến trúc nhà 1 tầng mái thái
Chi phí xây nhà ở nông thôn hết bao nhiêu tiền còn ảnh hưởng bởi kiểu mái. Công trình nhà chữ L 1 tầng mái thái dưới đây giúp tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như mang lại không gian sống thuận lợi khi mái thái có độ dốc cao tạo sự thông thoáng cho căn nhà.
Thiết kế nhà nông thôn 3 phòng ngủ 80m2
Những căn nhà mái thái 1 tầng mang tới vẻ đẹp của sự sang trọng, bề thế nhờ hệ mái cao ráo được sơn màu xám ghi hiện đại. Loại mái này có độ dốc giúp thoát nước nhanh, tạo tầng mái cao mang tới sự thoáng mát cho ngôi nhà .
Tham khảo: Hỏi chi phí xây nhà 150m2 (1 tầng,2 tầng) hết bao nhiêu tiền?
Công trình nhà 2 tầng hiện đại
Căn nhà 2 tầng mái Thái là kiểu kiến trúc nhà ở gần gũi với đại đa số người Việt Nam. Loại mái này có tầng chóp nhọn mang lại vẻ đẹp cao ráo và tạo sự thoáng mát chống ẩm phù hợp với thời tiết khí hậu ở nước ta.
Mẫu nhà 2 tầng hiện đại mái nhật
- Kiến trúc: Căn nhà mái nhật hiện đại có độ dốc vừa phải, dáng mái đẹp, thoát nước nhanh được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng.
- Mặt bằng công năng: Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình công năng bao gồm 1 phòng khách+ 1 bếp ăn+ 3 phòng ngủ và 2 phòng vệ sinh chung.
Nhà 1 tầng mái bằng hiện đại
Nhờ vào lối kiến trúc hiện đại, không cần trang trí họa tiết cầu kỳ nên thiết kế đơn giản, vì thế mà chi phí xây nhà 1 tầng ở nông thôn tương đối phù hợp cho các gia đình trẻ hiện nay.
Công trình nhà ở 2 tầng chữ L
Căn nhà là sự kết hợp giữa mẫu biệt thự hiện đại và nhà chữ L truyền thống của Việt Nam. Công trình tạo cảm giác thân thuộc cho người Việt vì dáng nhà quen thuộc được hiện đại hóa nhờ các chi tiết đường nét thiết kế.
Nhà 1 tầng 3 phòng ngủ mái thái
Phía trước ngôi nhà được thiết kế một sân rộng vườn để tôn lên tối đa vẻ đẹp công trình. Ngôi nhà mái thái 1 tầng 3 phòng ngủ kiểu chữ L tiết kiệm diện tích xây dựng, đủ chỗ cho khoảng sân rộng để xe, trồng cây, sinh hoạt gia đình.
Lưu ý thiết kế nhà ở nông thôn đẹp tiết kiệm chi phí
Sử dụng không gian xanh
Để mang tới một căn nhà đẹp ở nông thôn, gia chủ nên thiết kế thêm phần sân vườn, tiểu cảnh thiên nhiên xung quanh. Các hàng cây hay thảm cỏ tự nhiên sẽ giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát và đẹp hơn.
Nếu căn nhà không có diện tích đất rộng thì có thể tận dụng ban công hoặc các khu vực mở trong nhà để đặt cây xanh hay bình hoa trang trí. Cách làm này vừa mang lại vẻ đẹp vừa tạo không gian xanh thoáng đãng.
Thiết kế nội ngoại thất đồng bộ
Những công trình nhà ở dù ở nông thôn hay bất kỳ đâu cũng cần có không gian ngoại thất và nội thất đồng bộ với nhau về mặt kiến trúc.
- Ngoại thất là ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào căn nhà, mặt tiền bên ngoài sẽ đánh giá được một phần sở thích, vị thế và tiềm lực kinh tế của gia chủ
- Nội thất cũng cần được thiết kế đồng bộ giống bên ngoài, phải có sự hòa hợp nhất quán với nhau về phong cách kiến trúc
Mặt bằng công năng phù hợp
Mặt bằng công năng của mẫu nhà ở nông thôn cần bố trí các phòng phù hợp đảm bảo thành viên có không gian sống thoải mái, tiện nghi.
Tùy theo diện tích biệt thự mà bố trí phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn hay khu vực nhà vệ sinh thích hợp. Đi cùng với đó là trang bị đầy đủ nội thất tiện nghi hiện đại đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí và làm việc.
Tiêu chí về phong thủy nhà ở
- Phong thủy là điều mà nhiều gia đình ở Việt nam chú trọng hiện nay. Nhiều người quan niệm phong thủy hợp gia chủ sẽ giúp gia tăng vượng khí mang lại nhiều tài lộc may mắn khi sinh sống.
- Trong thiết kế và thi công biệt thự trước hết phải xẹm xét hướng nhà, vị trí các phòng, thông thoáng để lưu thông không khí tốt, đầy đủ ánh sáng.
- Ngoài ra hạn chế tối đa các kiêng kỵ trong thiết kế nhà ở. Có như vậy, ngôi nhà mới mang lại vượng khí tài lộc và vận may cho gia chủ, xứng đáng làm nơi an cư lạc nghiệp.
Xem thêm: Chi tiết dự toán chi phí xây nhà 2 tầng 3 phòng ngủ 2023