Trước khi tiến hành làm nhà bạn nên tìm hiểu chi tiết về giá nhân công, cách tính tiền công xây dựng 1m2 phổ biến hiện nay. Trong bài viết dưới đây Kiến trúc Vinavic sẽ chia sẻ những cách tính tiền công dễ hiểu và đơn giản nhất, từ đó giúp gia chủ tính toán dự trù được chi phí hợp lý nhất.
Tiền công xây dựng bao gồm những gì?
Trong xây dựng nhà cửa, có 3 chi phí quan trọng nhất đó chính là: chi phí thiết kế, vật liệu và chi phí nhân công xây dựng. Trong đó, phí nhân công xây dựng là khoản tốn nhất, dễ biến động phát sinh do chịu nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào.
Theo đó, tiền công xây dựng sẽ được tính cho 2 hạng mục:
- Giá nhân công xây dựng phần thô: Bao gồm các phần thi công đập phá nhà cũ, kết cấu bê tông cốt thép (móng, sàn, dầm, cột), bộ khung ngôi nhà ( tường, cầu thang, mái, ngăn chia phòng), ống nước, đường dây điện,…
- Giá nhân công xây dựng phần hoàn thiện: Bao gồm các phần bên ngoài, có thể nhìn, sờ thấy được như cán nền, ốp đá, sơn tường, lát gạch, thiết bị vệ sinh, hệ thống cửa,… (không kèm nội thất).
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá tiền công xây dựng 1m2
Giá nhân công xây thô và hoàn thiện cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan, ngoại cảnh. Cụ thể giá nhân công bị ảnh hưởng lớn từ 4 yếu tố sau:
Tay nghề chuyên môn
Tay nghề, chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ thợ xây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, tính thẩm mỹ, độ bền đẹp của công trình sau thi công. Bên cạnh đó, giá kỹ thuật thi công sẽ đi kèm theo cả các loại máy móc hỗ trợ đi kèm.
Điều đương nhiên là với một đơn vị nhà thầu chuyên nghiệp, có nhân công đào tạo bài bản, làm lâu năm thì mức giá sẽ luôn cao.
Kiến trúc công trình
Phong cách kiến trúc, độ phức tạp trong xây dựng về hình khối, đường nét càng phức tạp, cầu kỳ thì mức giá sẽ càng cao. Chẳng hạn như chi phí cho một ngôi nhà cấp 4, nhà ống đơn giản sẽ rẻ hơn với xây biệt thự.
Mặt bằng thi công
Địa điểm thi công ảnh hưởng đến yếu tố vận chuyển vật liệu. Với những khu vực thành phố, nhà trong ngõ hẻm gây khó khăn trong việc di chuyển và thi công, các địa điểm trong vùng trung tâm sẽ luôn có cách tính nhân công xây dựng cao.
Ngược lại, nếu địa điểm mặt bằng ở vùng nông thôn, khu vực thuận tiện cho việc di chuyển vật liệu thì giá cả sẽ có phần nhẹ hơn.
Đọc thêm: Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước ?
Các khoản tiền công cần thanh toán khi xây dựng
Khi cần tính toán chi phí nhân công, nhà thầu sẽ báo giá thi công phần thô và nhân công hoàn thiện cho khách hàng. Cụ thể, dựa vào 2 hạng mục này, bạn sẽ cần thanh toán những nội dung sau khi xây dựng:
- Chi phí cho nhân công trát, tô tường, trần, sàn, dầm, ốp lát
- Nhân công cốt pha, tháo dỡ cốt pha, giàn giáo, che chắn công trình
- Chi phí máy trộn bê tông
- Chi phí chèn khuôn cửa, nhân công làm cầu thang
Ngoài những khoản chi phí thông thường khách hàng cần phải thanh toán trong khi xây dựng, sẽ còn thêm các khoản được tính riêng với mức giá khác như sau:
- Chi phí nhân công đào móng, ép cọc
- Nhân công đào bể phốt, bể nước
- Nhân công san lấp nền nhà
- Chi phí nhân công làm điện nước, lắp đặt cửa
Cách tính tiền công xây dựng 1m2 năm 2023
Cách tính tiền công phổ biển nhất hiện nay sẽ áp dụng theo công thức:
Tổng chi phí nhân công = Tổng diện tích xây dựng x Đơn giá trên 1m2
Trong đó:
- Tổng diện tích xây dựng = DT móng quy đổi + DT sàn trệt + DT sàn các lầu + DT mái hệ số nghiêng + DT sàn quy đổi + DT các công trình phụ quy đổi
Đánh giá chung trên thị trường hiện nay, dựa trên cách tính giá nhân công xây dựng trên sẽ dao động trong khoảng trung bình từ 900.000 – 1.200.000 đồng/m2. Với những nhà thầu cao cấp hơn thì mức giá có thể rơi vào từ 1.200.000 – 1.600.000 đồng/m2.
Tiền công xây dựng nhà phố
Đối với những ngôi nhà phố chi phí cho nhân công sẽ dễ tính nhất bởi nó thường sử dụng thiết kế mái bằng, lại có phần diện tích dạng nhà ống.
Ví dụ: Ngôi nhà mặt phố 4 tầng có:
- Tầng 1: Diện tích sàn nhà là 50m2
- Tầng 2, tầng 3: Có phần ban công vượt ra khỏi diện tích sàn nhà 1m về phía trước
- Tầng 4: Chỉ làm sàn, không xây dựng tường, có làm mái che bằng bê tông
Giả sử bạn thuê nhà thầu có giá nhân công là 1.000.000 đồng/m2 thì cách tính giá nhân công xây dựng như sau:
- Chi phí nhân công xây dựng tầng 1 = 50 x 1 triệu = 50 triệu
- Chi phí nhân công xây dựng tầng 2 và tầng 3 = 2 x (55 x 1 triệu) = 110 triệu
- Chi phí nhân công xây dựng tầng 4 = 25 x 1 triệu = 25 triệu ( Tầng này chi phí phần bê tông sẽ có thỏa thuận riêng)
Như vậy: Tạm tính tổng chi phí nhân công xây dựng nhà phố 4 tầng sẽ là 185 triệu.
Tiền công xây dựng nhà cấp 4
Trong cách tính nhân công xây dựng nhà cấp 4, sự chênh lệch giá cả lớn nhất thường đến từ phần mái nhà. Với những phần mái được làm bằng vật liệu gạch, mái tôn sẽ rẻ hơn loại mái làm bằng móng có đổ khung, móng bê tông, mái thái.
Hay các kiểu dáng mái có độ nghiêng vừa phải, chìa ra ít so với diện tích sàn sẽ rẻ hơn so với những loại mái cầu kỳ.
Tham khảo bảng giá trên thị trường hiện nay, sẽ có một số mức giá cho loại nhà cấp 4 như sau:
- Nhà cấp 4 mái tôn: Từ 600.000 – 800.000 đồng/ m2
- Nhà cấp 4 mái thái, mái bằng đơn giản: 800.000 – 1.000.000 đồng/m2
- Nhà cấp 4 độc đáo, cầu kỳ: 1.000.000 – 1.500.000 đồng/m2
Tiền công xây dựng biệt thự 1 tầng
Biệt thự 1 tầng có sự khác biệt lớn nhất là phần mái. Những ngôi nhà này thường sẽ có 4 mặt, nhiều phần phụ nhô ra khỏi diện tích sàn, do đó để có được số tiền chính xác cho nhân công, bạn nên có bản vẽ chi tiết.
Ví dụ: Biệt thự 1 tầng mái thái diện tích sàn 100m2, chỉ có phần mái nhô ra 20m2 thì diện tích phần mái sẽ là 120m2. Lúc này bạn sẽ phải lấy diện tích mái nhân với giá nhân công để có số tiền trả công thợ. Nếu giá nhà thầu là 1.000.000 đồng/m2 thì chi phí công thợ sẽ là 120 triệu đồng.
Tiền công xây biệt thự 2,3 tầng trở lên
- Đối với những ngôi nhà biệt thự 2, 3 tầng trở lên, bạn sẽ áp dụng cách tính của nhà phố và biệt thự 1 tầng. Tức tính chi phí có mỗi tầng bằng cách lấy diện tích mái rồi cộng chúng lại với nhau.
- Tuy nhiên, mỗi nhà thầu sẽ có những cách tính khác nhau, bạn cần đưa ra được thống nhất để không tạo ra sự chênh lệch khi làm hợp đồng.
Những lưu ý khi tính giá tiền công xây dựng 1m2
Trên thực tế, mỗi nhà thầu, mỗi đơn vị thi công sẽ có một cách tính tiền công thợ xây nhà theo m2 khác nhau. Cùng với một mức giá đó, nhưng theo từng cách tính có thể cho ra con số chênh lệch đáng kể.
Vậy nên, bạn nên nắm bắt được cách tính cơ bản nhất để dự tính chi phí sẽ phải bỏ ra cho nhân công. Từ đó đối chiếu với giá của nhà thầu đưa ra và có quyết định đúng đắn.
- Trong đó, cần lưu ý nhất ở phần thô chính là đơn giá nhân công lợp mái tôn. Bạn nên có bản thiết kế hoàn chỉnh, nắm bắt được những thông số của ngôi nhà rõ ràng. Như vậy việc tính toán giá tiền nhân công mới dễ dàng và rõ ràng nhất.
- Với giá nhân công hoàn thiện nhà, bạn sẽ cần chú ý đến giá nhân công sơn nước. Bạn tham khảo giá từ nhà thầu vì nhiều đơn vị sẽ không xét đây vào hạng mục chi phí nhân công mà sẽ tính riêng với giá khác.