Trát tường là một công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở. Một bức tường được trát đẹp, phẳng, không bị nứt sẽ giúp cho ngôi nhà trở nên hoàn thiện và đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trát tường không bị nứt đúng kỹ thuật, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cách trát tường không bị nứt đảm bảo kỹ thuật
Để đảm bảo tường trát không bị nứt bạn cần trát sau khi xây khoảng 10 – 15 ngày, tưới ẩm tường sau trát, tạo lớp bề mặt tường không lồi lõm, tuân thủ kỹ thuật trát tường 2 lớp, lớp thứ nhất dày 1-2 cm, lớp thứ hai dày 0,5-1 cm và lựa chọn vật liệu đạt chuẩn.
Công đoạn chuẩn bị trát
- Chỉ thực hiện trát khi tường đủ cứng: Thông thường thì sau khi xây khoảng 10 đến 15 ngày, sau khi đã có được sự kiểm tra về độ thẳng của bức tường thì mới có thể tiến hành bước trát.
- Tưới ẩm tường: Đừng quên việc tưới ẩm tường và làm sạch tường để đảm bảo tăng độ liên kết và bám dính của lớp trát.
- Tạo vết nhám: Đối với những vị trí có bê tông, ta sẽ phải tạo các vết nhám trước khi trát.
- Mốc trát: cần đắp mốc trát trước khi trát tường để có thể đảm bảo lớp trát được định hình phẳng và không bị méo. Khoảng cách giữa các mốc trát là 2 đến 2,5m.
Thi công trát
Khi thi công trát tường, với thợ không chuyên thì sẽ có rất nhiều điểm trát dày, và trát mỏng khác nhau, vì thế cần tuân theo một số kỹ thuật sau:
- Cách trát tường: Nếu trát tường 2 lớp thì khi xong lớp 1 có thể dùng lưới sắt để tạo nhám cho bề mặt trước khi trát lớp 2. Điều này sẽ giúp lớp 2 được bám chắc vào tường hơn. Lưu ý là không để lớp 1 khô lâu quá vì sẽ gây ra hiện tượng tách lớp. Thường khi xong lớp 1, và tạo nhám xong thì để 3 – 4 tiếng là có thể thực hiện thi công lớp 2.
- Cách kiểm tra chất lượng của vữa: Chúng ta cho vữa vào lòng bàn tay và bóp thử, nếu mà vữa không nát và cũng không bị chảy thì là vữa đạt chất lượng
- Chọn loại mác vữa 50: Trát tường trong thì có thể sử dụng mác vữa 50 hoặc 75. Đối với các vị trí vệ sinh, và vị trí ngoài trời tiếp giáp với nước thì ta nên trát với mức mác vữa cao hơn.
Nguyên nhân trát tường bị nứt
Do thời tiết khí hậu
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt trần, nứt tường. Thông thường nếu chỉ trám bằng các vật liệu gốc xi măng, bitum nhựa đường hay các vật liệu kém đàn hồi thì khi co giãn nhiệt, vết nứt trát tường sẽ xuất hiện.
Do kỹ thuật trát tường
- Tường không được san bằng, trát quá dày, không có lớp chống thấm… cũng là những nguyên nhân khiến tường bị nứt.
- Tường xây trong thời gian ngắn sau đó tô ngay dẫn đến độ ẩm khác nhau của mạnh vữa và gạch. Mạch vữa không được miết gọn gàng, tường không phẳng khiến lớp vữa tô không đều gây co ngót cục bộ và nứt vữa làm nước mưa thẩm thấu vào tường.
Chất lượng vật liệu xây dựng không tốt
Nếu chủ đầu tư sử dụng các loại vật liệu như xi măng, cát, đá không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến cho tường bị nứt, rạn, bởi không đảm bảo độ kết kính, chất lượng, phần tường dễ dàng bị nứt khi chịu tác động va đập hoặc thời tiết.
Vì sao phải xử lý vết nứt khi trát tường?
Những vết nứt trên tường thường xảy ra ở hầu hết các ngôi nhà do tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy cần phải nhanh chóng xử lý các vết nứt trên tường để đảm bảo chất lượng cho căn nhà:
- Tường nhà bị thấm nước: Chỉ cần một khe nứt nhỏ cũng khiến nước thấm qua, toàn bộ công trình bị ảnh hưởng, gây hậu quả cực kỳ nghiêm đến kết cấu, thẩm mỹ, tuổi thọ của công trình và sức khỏe của những người sống trong đó.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Việc thấm nước ngoài ra còn giúp hình thành các mảng rêu, nấm mốc xấu xí. Chẳng ai muốn ở một ngôi nhà mà sau vài ba năm sử dụng đã thấy rêu mốc bám đầy như một ngôi nhà cổ.
- Nguy cơ nứt rộng ngày càng tăng: Nếu để lâu vết nứt càng lớn, khó kiểm soát có thể gây những thiệt hại lớn về tài sản như nhà bị gạch vữa rơi xuống, trời mưa nước ngấm vào trong nhà gây thấm dột.
- Là nơi ẩn nấp của nhiều côn trùng gây hại: Các vết nứt này nếu để lâu ngày không được khắc phục thì sẽ trở thành chỗ ẩn nấp của nhiều loại côn trùng gây hại. Mà khi hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, nấm da…
Các vấn đề thường gặp khi trát tường
Tường xuất hiện vết nứt chân chim
Nguyên nhân chính dẫn đến những hiện tượng này là do vật liệu bị co ngót. Cách khắc phục như sau: Tại vị trí bị vết nứt, ta cần rạch vết nứt ra để cho tường co ngót thoải mái rồi sau đó thực hiện phủ lại vữa.
Hiện tượng tường trát bị ộp
Tường bị ộp có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên chính là trong quá trình trát vách bê tông mà ta tạo nhám. Nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do việc vệ sinh hồ dầu vào nhũ tương chưa được sạch.
Bề mặt hằn vết dụng cụ xây trát
Cách khắc phục chính là đánh lại mặt bằng 1 tấm mút hoặc là mạn 1 lớp vữa lỏng và mỏng trên bề mặt để có thể đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên cần lưu ý lớp mạn này phải được sàng cát mịn theo tỷ lệ khoảng 1:1 để đảm bảo rằng tường phẳng.
Một số câu hỏi liên quan đến trát tường
Khi trát tường ngoài vấn làm sao trát tường không bị nứt ra thì còn nhiều vấn đề khác khiến chúng ta thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan:
Trát tường dùng cát gì?
Tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu về chất lượng tường trát mà người ta có thể lựa chọn loại cát phù hợp. Đối với tường trát trong nhà, thường sử dụng cát đen để đảm bảo tính thẩm mỹ. Đối với tường trát ngoài trời, có thể sử dụng cả cát đen và cát vàng, tùy thuộc vào điều kiện thi công và yêu cầu về độ bền của tường.
Trát tường xong có cần tưới nước không?
Trát tường xong có cần tưới nước không? là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Sau khi trát tường xong thì chúng ta cần phải tưới nước. Phun nước sẽ tạo ra độ ẩm cần thiết cho bề mặt tường trát sau vài ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng hoặc thời tiết hanh khô.
Tần suất tưới nước sau khi trát tường được khuyến nghị là 1-2 ngày/lần, trong vòng 2-3 ngày liên tục. Sử dụng một bình phun nước nhẹ hoặc một ống dẫn nước để tưới nhẹ và đều trên bề mặt trát.
Trát tường bao lâu thì sơn được
- Thông thường, trong điều kiện thời tiết hanh khô, tường trát sau khoảng 2 – 3 tuần là có thể sơn được. Tuy nhiên, với thời tiết nồm ẩm, tường trát có thể phải mất tới 2 – 3 tháng mới khô hoàn toàn.
- Để kiểm tra xem tường trát đã khô chưa, bạn có thể dùng tay chạm vào bề mặt tường. Nếu bề mặt tường khô ráo, không còn cảm giác ẩm ướt thì có thể tiến hành sơn.
Trên đây là những thông tin về cách trát tường tránh bị nứt đúng chuẩn kỹ thuật và một số vấn đề thường gặp khi trát tường. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm kiến thức và áp dụng được khi cần thiết.
Tham khảo thêm: Hỏi trát tường xong bao lâu thì sơn được?