“Nhà cao, cửa rộng” từ lâu đã được xem như một tiêu chí đánh giá tính thẩm mỹ, không gian sống và giá trị của một ngôi nhà. Vậy chiều cao nhà 3 tầng bao nhiêu thì hợp lý để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình và hài hòa về mặt kiến trúc… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chiều cao nhà 3 tầng hợp lý nhất là bao nhiêu?
Chiều cao nhà 3 tầng theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật, độ cao của trần nhà được quy định như sau:
- Độ cao tối đa của sàn là 3m được tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.
- Độ cao sàn tối đa là 3.4m. Đây là độ cao được tính từ mặt sàn dưới lên đến mặt sàn trên của các tầng từ tầng 2 trở lên của công trình.
- Độ cao sàn tối đa là khoảng 3.5m. Đây là độ cao được tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi rãnh lô giới.
- Độ cao sàn tối đa 3.8m.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về độ cao sàn tối đa, gia chủ chỉ cần x3 tầng thì sẽ tính toán được chiều cao của nhà 3 tầng.
Chiều cao nhà 3 tầng theo số bậc cầu thang
Cầu thang đóng vai trò quan trọng là không gian giao thông theo chiều dọc của công trình Vì thế khi xác định chiều cao nhà, người ta cũng xét theo số bậc cầu thang.
- Độ dốc cầu thang 33 độ – 36 độ tương ứng với chiều cao bậc từ 165mm – 180mm.
- Số bậc thang nhà thông thường lấy số lượng bậc như: 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc hay 25 bậc tương ứng với chữ “sinh” theo quan niệm sinh – lão – bệnh – tử.
Vì thế, khi xác định nhà 3 tầng cao bao nhiêu, có thể căn cứ vào số lượng bậc cầu thang tổng giữa 2 tầng. Từ đó tính toán, cấn đối tỷ lệ chiều cao giữa các tầng trong ngôi nhà và tổng thể công trình.
Chiều cao nhà 3 tầng giúp tiết kiệm chi phí
Chi phí ở đây bao gồm chi phí cho năng lượng sử dụng của căn nhà. Ví dụ như nhà 3 tầng có chiều cao thấp thì sẽ tiết kiệm năng lượng cho việc sử dụng điều hòa, máy lạnh, thiết bị chiếu sáng. Vì thế gia chủ có thể lựa chọn phương án này vừa mang lại tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo kỹ thuật xây dựng.
Nhất là đối với những công trình có kích thước nhỏ, diện tích sử dụng bé thì kích thước chiều cao như này cũng khá hợp lý trong việc bố trí và thiết kế không gian sống.
Chiều cao nhà 3 tầng dựa vào kiến trúc
Việc xác định nhà 3 tầng cao bao nhiêu còn cần phải căn cứ vào những yêu cầu về mặt kiến trúc của công trình đó. Chẳng hạn, nếu ngôi nhà ngỏ xinh đề cao sự ấm cúng thì trần nhà thấp vô cùng hợp lý. Nhưng cũng với không gian nhỏ đấy mà lại xây dựng chiều cao tầng quá lớn thì sẽ khiến không gian trở lên trống vắng hơn.
Vì thế gia chủ cần xem xét phong cách kiến trúc căn nhà của mình là gì để tính toán chiều cao đảm bảo không gian sống vừa thoải mái mà vẫn hài hòa với tổng thể kiến trúc.
Chiều cao nhà 3 tầng hợp lý nhất
Trong thực tế, bạn có thể lựa chọn kích thước nhà 3 tầng như sau vừa đảm bảo diện tích sử dụng, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế chung:
- Tầng thấp (khoảng 2.4 – 2.7m) x 3 tầng
- Tầng tiêu chuẩn (3m – 3.3m) x 3 tầng
- Tầng cao (3.6 – 4m) x 3 tầng
Yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao nhà 3 tầng
Thông thường, chiều cao nhà sẽ được tính toán phụ thuộc vào việc quy hoạch chung của từng khu vực đó. Tuy nhiên, đối với việc thi công nhà dân dụng thì vấn đề chiều cao tầng không bị quá nhiều ràng buộc nhất là đối với những khu vực ở nông thôn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tính toán nhà 3 tầng cao bao nhiêu bao gồm:
- Nhu cầu sử dụng của các tầng
- Các yếu tố liên quan đến chiều cao phong thủy.
- Tính toán chiều cao phù hợp với thẩm mỹ, kĩ thuật.
Bạn cần tìm hiểu và cân đối các yếu tố để có được ngôi nhà đẹp, thoáng đãng và tiện nghi.
Cách tính chiều cao nhà 3 tầng theo phong thủy
Theo phong thuỷ nhà ở, trần nhà quá cao sẽ tạo ra nhiều sát khí, khiến gia chủ gặp vận hạn về tiền tài, sức khỏe. Nhưng nếu làm nhà quá thấp, lại gây ứ đọng năng lượng, sinh khí không được lưu thông, gia đình dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.
Chiều cao nhà 3 tầng đảm bảo phong thuỷ tốt nhất cần cân bằng được 3 yếu tố: thái dương, thái âm và thái hoà.
- Tầng thái dương: có nhiều sát khí dương, nằm trong độ cao 60cm tính từ trần nhà
- Tầng thái âm: có nhiều sát khí âm, nằm trong độ cao khoảng 40cm tính từ mặt sàn nhà
- Tầng thái hoà: là tầng sinh khí, nằm trong khoảng cách giữa tầng thái âm và thái dương
Trần nhà càng cao thì tầng thái dương lại càng lớn, cùng với đó trần nhà càng thấp thì tầng thái âm lại càng cao. Do đó nếu muốn chiều cao các tầng trong nhà 3 tầng nằm trong khí thái hoà của con người thì cần dựa vào khoảng cách sau:
- Với phòng rộng từ 30m2 trở lên: gia chủ nên làm trần nhà thông thuỷ đạt từ 3,25 – 4,10m
- Với phòng rộng dưới 30m2: chiều cao thông thuỷ phải từ 3,15m trở lên
Cách hóa giải chiều cao nhà 3 tầng không vượng khí theo phong thủy
- Nếu trần nhà quá cao, có nhiều sát khí dương thì nên làm hệ thống trần phụ bằng thạch cao để làm thay đổi chiều cao
- Sử dụng quạt thông gió, không dùng quạt trần, quạt tường
- Mở nhiều cửa sổ để thay đổi không khí trong phòng
Xem thêm: Quy định chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo phong thủy