Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Thiết kế nhà có tầng bán hầm nổi bật với khả năng tận dụng tối ưu mặt bằng công năng theo nhu cầu sử dụng, được ưa chuộng ở khu vực đô thị phổ biến là kiểu nhà phố nhỏ hẹp. Kết cấu tầng bán hầm thông thoáng, thường được tận dụng làm gara, kho,…  

Vậy có nên xây dựng nhà có tầng bán hầm không? Quy định xây nhà bán hầm như thế nào? Chi phí xây dựng tầng bán hầm là bao nhiêu? Mẫu nhà có tầng bán hầm nào đang được ưa chuộng nhất 2023?   

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Các mẫu nhà bán hầm được ưa chuộng nhất 2023

Thiết kế nhà có tầng bán hầm là gì?   

  • Tầng bán hầm, hay còn gọi là tầng nửa hầm được thiết kế một nửa chiều cao nằm âm dưới mặt đất, và nửa còn lại nằm trên hoặc song song với mặt đất, khác với tầng hầm nằm hoàn toàn dưới mặt đất.    
  • Thiết kế nhô lên của tầng bán hầm sẽ lấy được ánh sáng tự nhiên và đối lưu thông khí dễ dàng hơn tầng hầm. 
  • Không gian tầng hầm nổi không quá bí bách, tạo điều kiện lý tưởng để làm kho tích trữ đồ đạc lâu không dùng. Các căn nhà phố bị chia lô nhỏ hẹp thường tận dụng không gian bán hầm kết hợp để xe ô tô hoặc sinh hoạt như những tầng thông thường, giúp gia tăng không gian sử dụng nhà ở mà vẫn tiết kiệm diện tích.

Tham khảo thêmTop 31 thiết kế biệt thự có tầng hầm chìm hiện đại nhất

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Nhà có thiết kế tầng hầm nổi có thể tận dụng tối ưu diện tích không gian sống, nhưng đồng thời cũng dễ gặp khó khăn về mặt di chuyển và giữ gìn vệ sinh.  

Ưu điểm khi xây nhà có tầng bán hầm   

Gia tăng diện tích sử dụng công năng 

  • Cấu trúc tầng bán hầm không khác gì một tầng hoàn chỉnh, chỉ khác là xây thêm tầng xuống dưới mặt đất thay vì lên cao. 

  • Việc xây thêm tầng bán hầm giúp gia tăng diện tích sử dụng sinh hoạt, thường được tận dụng làm gara, chỗ chứa đồ đạc, công cụ trong nhà để giải phóng mặt bằng tầng 1 và tầng mái. 

Giúp đối lưu không khí và ánh sáng dễ dàng 

  • Những ngôi nhà lô góc, nhà phố có đặc điểm diện tích chiều rộng nhỏ hẹp, các mặt bên xây giáp tường với những nhà hàng xóm luôn ưa chuộng mẫu thiết kế tầng hầm nổi giúp nâng cao tổng thể công trình.  

  • Mặt sàn được nâng cao khiến ngôi nhà có thể đón gió, ánh sáng từ trên cao vào trong nhà dễ dàng hơn. 

Nhược điểm khi xây nhà có tầng bán hầm

  • Chi phí xây dựng cao: Giá xây tầng bán hầm trung bình gấp rưỡi giá xây sàn bình thường bởi các công đoạn đổ bê tông và xử lý chống thấm tường sàn.

  • Yêu cầu kỹ thuật thi công, gia cố trình độ cao: Các công trình nhà hầm nổi phải sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao để tránh tình trạng sạt lở, sụp lún rất khó xử lý về sau, đặc biệt là nhà móng đơn. 

  • Chiều dài nhà quá nhỏ gây cản trở công tác làm ram dốc: Quy định xây lối lên xuống tầng hầm phải thoả mãn độ dốc tối thiểu 15 – 20%, khó có thể áp dụng cho gia đình có nhà dài dưới 15m nhưng vẫn muốn làm hầm nổi.

Vậy, nên thiết kế nhà có tầng bán hầm nếu như bạn có đủ năng lực tài chính, có nhà đang được xây ở những nơi địa thế bằng phẳng, đào sâu xuống cũng không ảnh hưởng đến độ chắc chắn của móng, hoặc bạn đang sở hữu nhiều phương tiện xe ô tô. Còn nếu quỹ kinh phí xây nhà eo hẹp, nhà ở nơi địa thế hiểm trở, dễ sụt lún, nhà quá sát mặt đường giao thông thì bạn không nên thiết kế nhà có tầng bán hầm.

Gợi ý các mẫu thiết kế nhà có tầng bán hầm hàng đầu 2023

Nếu đang tìm kiếm hay lên ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà bán hầm đẹp có chi phí phải chăng, đừng bỏ qua các mẫu nhà đang được ưa chuộng nhất mà Vinavic giới thiệu dưới đây: 

Biệt thự tầng bán hầm hiện đại   

Phong cách thiết kế hiện đại so le, lệch cốt, thông tầng phi đối xứng (thể hiện rõ ở trang trí ban công, mái de), phù hợp với nhiều kiểu nhà từ nhà cấp 4, nhà chữ L,… Nhà rộng thường có 3 gian, gian chính nhô lên trước.  

Có nhiều kiểu mái phù hợp với nhà kiểu hiện đại, từ mái nhật bo góc cân đối, mái thái dáng chữ A cao đẹp truyền thống, mái bằng đa năng có thể làm sân mái, mái lệch thiết kế độc lạ,…

Vật liệu chủ đạo là vách kính và gỗ giúp đối lưu nhiệt độ, thiết kế lệch cốt phi đối xứng hứng ánh sáng tự nhiên vào nhà từ mọi phía.

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Nhà bán hầm 3 tầng thiết kế mái bằng thời thượng
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Thiết kế nhà mái bằng 4 tầng đẹp cá tính
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Mẫu nhà vườn mái bằng thiết kế hầm nổi đẹp
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Thiết kế nhà mái nhật đẹp nổi bật với vật liệu gỗ và kính
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Mẫu nhà mái thái hầm nổi đẹp tinh gọn
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Thiết kế nhà đẹp 2 tầng mái lệch thời thượng có gara tiền sảnh

Biệt thự tân cổ điển có tầng hầm nổi   

Thiết kế nhà đẹp kiểu Pháp có lợi thế về đường nét kiến trúc thiết kế đối xứng theo tỷ lệ vàng, nghệ thuật trang trí mặt tiền kết hợp nhiều đường cong uyển chuyển trên tường, cửa, mái, lan can, hàng rào. 

Thức cột chủ đạo là cột La Mã cao bề thế, chân cột trang trí nhiều hoa văn trong thần thoại Hy Lạp. 

Hệ mái tân cổ điển phổ biến bao gồm mái Mansard hình thang vững trãi hay mái chóp đẹp hoài cổ. Ngoài ra, các loại mái hiện đại như mái nhật, mái thái cũng rất được ưa chuộng.  

Các mẫu nhà kiểu châu Âu chú ý bố trí tiểu cảnh sân vườn trang trọng, từ cây xanh được tỉa tót kỹ lưỡng tới đài phun nước, chòi nghỉ mát,…

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Mẫu nhà Pháp 3 tầng thiết kế bán hầm thu hút
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Biệt thự lâu đài kiểu châu Âu cổ thiết kế mái vòm
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Nhà ống 5 tầng thiết kế phong cách kiến trúc Pháp sang trọng

Mẫu nhà ống có tầng bán hầm đẹp đơn giản   

Kiến trúc nhà hình ống với mặt tiền hẹp, chiều dài sâu phù hợp với kiểu nhà mặt phố, nhà lô góc, mặt tiền thường có gian thông tầng mở rộng góc quan sát không gian.

Vị trí nhà lô góc đẹp, thuận lợi để buôn bán, tiền sảnh tầng 1 có thể được tận dụng để kinh doanh. 

Xung quanh nhà bố trí nhiều cửa sổ và sân thượng to, mở rộng không gian trong nhà.

Tham khảo thêm: 39+ Mẫu thiết kế biệt thự hiện đại có tầng hầm sang trọng và đẳng cấp

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Mẫu nhà ống 2 tầng sang trọng và tiện nghi 
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Mẫu nhà ống mái bằng có tầng 1 kết hợp kinh doanh
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Thiết kế nhà mặt phố dáng nhà ống tiện nghi
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Mẫu nhà ống đẹp mạnh mẽ với thiết kế phi đối xứng

Nhà phố có tầng bán hầm   

Công trình nhà phố đẹp nổi bật với đường nét, hình khối kiến trúc thiết kế thẳng, chéo giao nhau hài hoà.  

Mặt bằng tầng 1 cao rộng, vị trí nhà giáp mặt đường thuận lợi đối với việc kinh doanh buôn bán.

Phong cách kiến trúc chủ đạo là hiện đại hoặc tân cổ điển tối giản để mở rộng không gian nhà ở.

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Công trình nhà phố thiết kế không gian mở gần gũi thiên nhiên
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Nhà phố 3 tầng mái bằng theo phong cách tối giản
Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?
Nhà ống mặt phố thiết kế đẹp đơn giản

 

Lưu ý về phong thuỷ khi thiết kế nhà có tầng bán hầm

Dùng chất liệu hài hoà Âm – Dương

Theo quan niệm phong thuỷ, tầng hầm, gara, kho,.. là những điểm giao tiếp và ra vào thường xuyên, thịnh về Dương khí, nên cần kết hợp bố trí thêm bớt đồ đạc mang tính Dương hợp lý khi thiết kế nhà tầng hầm nổi.

  • Nhà Việt truyền thống thiên về các vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên, bề mặt thô nhám, ít qua xử lý, phủ lớp, thịnh Âm.

  • Nhà hiện đại sử dụng các vật liệu kính, nhôm,… màu sắc trung tính thiên Kim và Thuỷ (trắng, xám, đen), thịnh Dương.

  • Màu sắc, bề mặt vật liệu mang tính Âm có tác dụng làm chậm dòng khí động di chuyển trong hầm, ví dụ như kết hợp kim loại với gạch đá làm nên bộ thổ tương sinh với kim, có tác dụng nâng đỡ và điều tiết lẫn nhau. 

  • Những vật liệu nên dùng để trang bị cho tầng bán hầm: khung kim loại, đá nhám, gạch ốp,…

  • Những vật liệu cần tránh: gỗ, vải,… (vật liệu mềm hoặc chất dễ gây cháy nổ).

Kết hợp không gian đa năng theo quan niệm “ăn chắc mặc bền”

  • Sắp xếp không gian công năng tầng bán hầm biệt thự nên có khu đậu và rửa xe, gian chứa dụng cụ, thiết bị hỗ trợ của gia đình. Nhà phố chật hẹp tránh bố trí cầu kỳ, ngóc ngách, có thể kết hợp tầng bán hầm vừa để xe vừa tiếp khách tạm thời.

Tham khảo thêm: Các nguyên tắc phong thủy nhà ở mà gia chủ cần phải biết

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Lựa chọn màu sắc tương sinh thiên tính Âm khi thiết kế kho hoặc gara bán hầm

Quy định về kích thước và kỹ thuật khi thiết kế nhà có tầng bán hầm

Quy định về kích thước xây dựng  

Gia chủ trước khi muốn xây nhà có hầm nổi cần tìm hiểu các quy định về việc thiết kế, toàn bộ quá trình thi công từ đào móng đến khi hoàn thiện. 

  • Chiều cao phần nổi của tầng bán hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1.2m so với chiều cao vỉa hè.   

  • Chiều rộng thay đổi linh hoạt phù hợp với từng kiểu công trình:

    • Với mẫu biệt thự 1, 2, 3 tầng: Yêu cầu độ dốc ram từ 3.5m – 5.5m, tuỳ kích thước ô tô.

    • Với mẫu biệt thự mini: Đường lên xuống hầm dốc 15% so với mặt đường, cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. 

    • Với mẫu nhà phố: Mặt tiền tầng hầm nổi thiết kế giáp với đường thì lộ giới dưới 6m, ram dốc không được tiếp cận trực tiếp với đường.

  • Nếu dùng tầng bán hầm là gara thì chiều dài tối thiểu là 5m. 

Quy định về kỹ thuật xây dựng 

Nếu quy trình kỹ thuật xây nhà bán hầm không được xử lý hiệu quả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới độ an toàn của kết cấu công trình và những nhà lân cận.    

  • Đào đất: 

    • Trên địa hình đất yếu: Yêu cầu sử dụng cọc khoan nhồi 300 – 400 trong quá trình đào đất, khoảng cách giữa các cọc vài tấc. Liên kết các đầu cọc bằng đà giằng, có hệ giằng chống bằng dây thép hình chữ H, chữ L. 

    • Trên địa hình đất tốt: đào đến đâu xây gạch đến đó.

    • Trên địa hình đất mới, có khuôn viên rộng (đất ven đô thị, đất nông thôn): Dùng phương án ván ép định hình. 

  • Chống thấm: Trước khi xây tô cần đảm bảo bê tông xây tường trong đất không bị thấm ẩm, chảy nước rồi mới lát gạch. Luôn chủ động tính toán các giải pháp chống thấm từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài như lắp đặt máy bơm nước ở hố thu,… 

  • Thiết kế hệ thống thông khí tại tầng bán hầm: Đảm bảo đối lưu không khí tại tầng hầm nổi diễn ra thuận lợi bằng cách chừa các khe hở nhỏ ở cửa, tường hoặc dùng gương phản chiếu mở rộng góc phòng.  

Chi phí xây dựng nhà có tầng bán hầm hết bao nhiêu?

Chi phí xây dựng tầng hầm nổi 

  • Chi phí gia cố tầng bán hầm: Chi phí gia cố vách tường hầm không cố định, chưa được tính vào giá xây phần thô, thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết khi thi công, địa hình đất xây dựng, và biện pháp gia cố.

  • Chi phí xây dựng tầng bán hầm: Dao động phụ thuộc vào độ sâu của tầng bán hầm định xây, không bao gồm giá công tác gia cố tường hầm. Chi phí xây một tầng bán hầm thường cao hơn nhà không có tầng hầm 15% – 40%, tuỳ vào độ sâu hầm. 

Cách tính chi phí xây nhà bán hầm:

Có nên thiết kế nhà có tầng bán hầm hay không?

Bảng quy đổi độ sâu tầng bán hầm theo tỷ lệ phần trăm giá sàn

Cách tính chi phí xây dựng các tầng:

  • Trệt: 100% diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô. 

  • Lầu: 100% diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô, bao nhiêu lầu nhân lên bấy nhiêu.

  • Mái: mái tôn 30%, mái ngói hệ vì kèo 50%, mái ngói đổ bê tông 70% – 100%. 

Đơn giá xây dựng nhà hoàn thiện tính theo mét vuông:

  • Nhà ở thường: dao động từ 4.500.000 đ/m2 – 5.500.000 đ/m2 tuỳ loại vật tư trung bình, khá hay tốt.

  • Biệt thự: 6.000.000 đ/m2 – 9.000.000 đ/m2. 

Kinh nghiệm thiết kế nhà có tầng bán hầm 

Kinh nghiệm để xây được mẫu nhà bán hầm đẹp đã được Kiến trúc Vinavic tổng hợp dưới đây.  

Tường và trần 

Cấu tạo tầng nhà bán hầm yêu cầu trát tường và trần phẳng, bề mặt sơn chống thấm, chống bám dễ lau chùi.  

Hệ thống điện nước, chiếu sáng 

Loại đèn thường được tư vấn để lắp đặt thiết kế tầng bán hầm là đèn tiết kiệm điện năng (đèn LED, bóng đèn compact,…) bởi đây không phải là không gian sinh hoạt chính. Vị trí tầng bán hầm thấp hơn mặt đất, dễ bị ngập úng, tích nước vào những ngày mưa, cần trang bị sẵn máy bơm nước để hút và thải nước ra ngoài. 

Có phương án chống cháy nổ khi thi công

Trước và sau khi hoàn thiện thi công nhà bán hầm đều cần chú ý không để các vật dụng dễ gây cháy nổ dưới hầm. Giải pháp phòng tránh cháy nổ phổ biến bao gồm lắp đặt chuông báo cháy, thiết kế tủ chứa chuyên dụng cho các chất dễ gây cháy nổ. 

Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà bán hầm uy tín 

Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín là cách để có được những phương án tối ưu về chi phí xây nhà có tầng hầm nổi. Đơn vị uy tín sẽ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng nên hạn chế tối đa chi phí phát sinh. Trước khi tiến hành thi công nên thỏa thuận hợp đồng cụ thể, để tránh tình trạng phát sinh chi phí.  

Qua bài viết trên, kiến trúc Vinavic đã cung cấp giải pháp tư vấn thiết kế nhà có tầng bán hầm đẹp với chi phí phải chăng nhất, đồng thời đưa ra những tình huống nên và không nên xây nhà có tầng bán hầm đối với các đối tượng chủ đầu tư. Mong rằng bạn đã có được lựa chọn phù hợp nhất dành cho mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *