Chi phí xây dựng nhà xưởng tại Việt Nam phụ thuộc vào loại hình, diện tích và quy mô, vật liệu và vị trí. Đối với nhà xưởng có diện tích 100m2, chi phí dao động từ 145-160 triệu đồng. Nhà xưởng 200m2 có chi phí tối thiểu 260 triệu đồng. Chi phí xây dựng nhà xưởng 300m2 hiện nay 450 triệu đồng là khá cao. Giá xây nhà xưởng 500m2 trung bình 850-960 triệu đồng. Đơn giá xây dựng nhà xưởng 1000m2 có thể lên tới 2,675 tỷ đồng.
Tổng quan về nhà xưởng
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng là một loại hình công trình xây dựng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm sản xuất, kho bãi, thương mại, và dịch vụ. Kích thước của nhà xưởng dao động khoảng 100-1000m2, phụ thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu của chủ đầu tư.
Mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong không gian nhà xưởng. Bởi vậy cần phải tính toán phân chia không gian nhà xưởng hợp lý trong khoảng diện tích xây dựng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Cấu tạo của nhà xưởng
-
Khung kết cấu: Khung kết cấu chịu trách nhiệm chính trong việc chống nắng, gió và tạo không gian làm việc bên trong. Khung nhà xưởng thường được làm từ thép, bê tông cốt thép, hoặc gạch.
-
Nền: Nền nhà xưởng cần được xây dựng vững chắc để chịu được trọng lượng của máy móc và nguyên liệu.
-
Ngoại thất: Hay còn gọi là vỏ nhà xưởng, bao gồm tường, mái và cửa. Có một số vật liệu phổ biến làm vỏ ngoại thất như tôn, thép tấm hoặc bê tông.
-
Phần mái: Mái nhà xưởng sẽ được lợp bằng tôn mạ kẽm màu và bổ sung thêm vật liệu chống nóng, nhằm đem đến không gian sản xuất, lưu trữ hàng hóa rộng rãi, thoáng mát.
-
Tường: Các kiến trúc sư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa không gian sẵn có bằng cách sử dụng tường gạch hoặc dùng tôn bao quanh để tiết kiệm chi phí và diện tích.
-
Kết cấu nội thất: Có thể điểm qua một số kết cấu nội thất quan trọng như các hệ thống cơ điện, hệ thống chiếu sáng, và hệ thống thông gió và hệ thống an ninh.
Các bước thiết kế nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng của nhà xưởng. Quá trình này thường trải qua ba giai đoạn chính:
-
Giai đoạn 1: Thu thập thông tin và phân tích nhu cầu: Bao gồm việc thu thập thông tin về mục đích sử dụng, quy mô, diện tích, ngân sách, và các yêu cầu khác của nhà xưởng. Sau khi thu thập thông tin, nhà thiết kế sẽ phân tích nhu cầu của chủ đầu tư để đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp.
-
Giai đoạn 2: Thiết kế và lập bản vẽ: Trên cơ sở phân tích nhu cầu, kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế và lập bản vẽ chi tiết cho nhà xưởng. Bản vẽ này sẽ bao gồm các thông tin về kết cấu, vật liệu, hệ thống điện, nước, thông gió, và các tiện ích khác.
-
Giai đoạn 3: Thi công và nghiệm thu: Sau khi thi công xong theo bản vẽ, nhà xưởng sẽ được nghiệm thu để đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư.
Dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng 100m2- 200m2-300m2-500m2-1000m2
Chi phí xây dựng nhà xưởng hiện nay chủ yếu thay đổi theo diện tích, vật liệu và loại hình nhà xưởng. Xây nhà xưởng 100m2 trung bình 145 – 160 triệu, chi phí xây nhà xưởng 200m2 dưới 290 triệu, giá xây dựng nhà xưởng 300m2 trên 375 triệu, chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2 tối thiểu 850 triệu, còn xây nhà xưởng 1000m2 từ 1,273 tỷ – 2,675 tỷ đồng.
Cách tính chi phí xây nhà xưởng
Thông thường, chi phí xây dựng nhà xưởng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nhà xưởng, diện tích và quy mô xây dựng, giá thành vật tư, vị trí xây dựng, giá cả nhân công… từng khu vực. Tuy nhiên vẫn có công thức tính chi phí xây nhà xưởng cụ thể như sau:
Chi phí xây dựng = Đơn giá hoàn thiện 1m2 x Diện tích đất xây dựng
Trong đó:
+ Đơn giá hoàn thiện 1m2 thường được các công ty đưa ra, bao gồm:
-
Đơn giá thiết kế: 50.000 – 80.000 vnđ/m2
-
Báo giá thi công nhà xưởng: 2.500.000 – 3.500.000 vnđ/m2
+ Diện tích đất xây dựng là diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng x Số tầng của công trình (nếu có).
-
Diện tích sàn = 100% diện tích đất sử dụng x số tầng
-
Diện tích mái: mái tôn 30% diện tích xây dựng; mái bằng 50% diện tích; mái ngói 70% diện tích.
-
Diện tích sân = 50% diện tích xây dựng
-
Diện tích móng:
– Móng đơn tính theo hình dạng nên bao gồm trong đơn giá nhà thầu đưa ra
– Móng băng 50-70% diện tích xây dựng
– Móng cọc = (250.000VNĐ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc) + (Hệ số đài móng x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô)
Báo giá xây nhà xưởng 100m2- 200m2-300m2-500m2-1000m2
Theo loại vật liệu:
-
Chi phí xây nhà xưởng, nhà kho đơn giản
-
Chi phí xây nhà xưởng thép tiền chế: 1.700.000 -2.780.000 vnđ/m2
-
Chi phí xây nhà xưởng bê tông cốt thép 1-3 lầu: 2.730.000 – 3.797.000 vnđ/m2
Theo loại nhà xưởng:
-
Nhà xưởng thông dụng: 1.400.000 – 1.600.000 vnđ/m2
-
Nhà xưởng thép tiền chế: 1.700.000 – 2.600.000 vnđ/m2
-
Nhà xưởng thép bê tông: 2.600.000 – 3.100.000 vnđ/m2
Theo diện tích:
-
Chi phí xây dựng nhà xưởng 100m2: 145.000.000 – 160.000.000 VNĐ
-
Chi phí xây dựng nhà xưởng 200m2: 260.000.000 – 290.000.000 VNĐ
-
Chi phí xây dựng nhà xưởng 300m2: 375.000.000 – 450.000.000 VNĐ
-
Chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2: 850.000.000 – 960.000.000 VNĐ
-
Chi phí xây dựng nhà xưởng 1000m2: 1.273.000.000 – 2.675.000.000 VNĐ
Chia sẻ các mẫu thiết kế nhà xưởng 100m2- 200m2-300m2-500m2-1000m2
Nhà xưởng tiết kiệm năng lượng
Thiết kế nhà xưởng có hệ thống cách nhiệt và hệ thống mái chống sét dùng pin mặt trời công nghệ cao giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ và bớt gây ô nhiễm môi trường.
Thiết kế nhà xưởng có hệ thống chiếu sáng tự nhiên
Mái nhà cho phép các khe sáng lọt vào một cách tự động và phân bố đều ở khắp mọi khu vực sản xuất và hoạt động. Giúp tiết kiệm tiền điện chiếu sáng cho doanh nghiệp. Rất phù hợp cho lĩnh vực sản xuất, chế biến.
Mẫu nhà xưởng 1 tầng
Đây là mẫu thiết kế nhà xưởng phổ biến nhất, phù hợp với các ngành nghề sản xuất không yêu cầu nhiều diện tích kho bãi. Nhà xưởng một tầng thường có cấu trúc đơn giản, dễ thi công và tiết kiệm chi phí.
Mẫu nhà xưởng 2 tầng 500m2
Mẫu thiết kế này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn. Nhà xưởng 2 tầng giúp tiết kiệm diện tích đất và tận dụng được tối đa không gian. Phần mái bằng được thiết kế đa năng, có thêm tầng tum dẫn lên sân thượng.
Nhà xưởng kết hợp khung thép và bê tông
Nhà xưởng kết hợp khung thép tiền chế và bê tông cốt thép có chi phí xây dựng hợp lý và vẫn đảm bảo được độ chắc chắn, bền vững. Một số phần khung thép có thể linh hoạt tháo gỡ và mở rộng mặt bằng sau này.
Mẫu nhà xưởng mái tôn mạ kẽm
Phần mái tôn mạ kẽm có tác dụng cách nhiệt cho nhà xưởng, giúp làm mát không gian máy móc sản xuất. Trên mái còn lắp đặt hệ thống chống sét đảm bảo an toàn cho người lao động dưới mọi tác động của thời tiết.
Nhà xưởng bằng thép tiền chế 250m2
Ưu điểm của mẫu nhà xưởng tiền chế này đó là có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp, thời gian thi công nhanh chóng, có thể dễ dàng tháo dỡ, di dời trong trường hợp cần thiết.
Thiết kế nhà xưởng xanh
Đây là dạng nhà xưởng có tích hợp thêm yếu tố sinh thái với việc trồng cây xanh, xây hồ nước trong khuôn viên xưởng. Mẫu thiết kế này sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí vận hành.
Mẫu nhà xưởng kết hợp văn phòng 1000m2
Nhà xưởng này được chia thành 2 dãy để đặt máy móc, nguyên vật liệu và thành phẩm. Bên cạnh đó văn phòng được bố trí ở phía trước hoặc cạnh nhà xưởng vừa làm trụ sở làm việc, vừa sản xuất. Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế văn phòng được ưa chuộng hiện nay để kết hợp với khuôn viên nhà xưởng tạo nên công trình phù hợp, hoàn hảo.
Thiết kế nhà xưởng mini lắp ghép 100m2
Mẫu thiết kế này được lắp ghép từ các module sẵn có, có ưu điểm là thi công nhanh chóng và dễ dàng di chuyển. Nhà xưởng mini lắp ghép phù hợp với các ngành nghề sản xuất có quy mô nhỏ và nhu cầu thay đổi địa điểm thường xuyên.
Những kinh nghiệm xây dựng nhà xưởng tiết kiệm chi phí
Việc xây dựng nhà xưởng với chi phí thấp nhất là rất khó, nhưng có thể thực hiện được nếu bạn lập kế hoạch chi tiết, lựa chọn nhà thầu uy tín và sử dụng vật liệu chất lượng cao.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng vật liệu thay thế, trồng cây xanh, sử dụng năng lượng mặt trời và thiết kế mái xanh.
Sử dụng vật liệu thay thế
Có một số loại vật liệu thay thế có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng nhà xưởng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng mái tôn thay cho mái ngói, vỏ thép tiền chế thay cho vỏ thép tấm, hoặc sử dụng tường gạch xây thay cho tường bê tông.
Trồng cây xanh
Trồng cây xanh xung quanh nhà xưởng sẽ giúp cách nhiệt và giảm nhiệt độ bên trong nhà xưởng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí tiền điện cho việc làm mát nhà xưởng.
Sử dụng năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm chi phí vận hành nhà xưởng. Tham khảo thiết kế lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà xưởng để cung cấp điện năng cho nhà xưởng.
Vật liệu mái xanh
Mái xanh có khả năng cách nhiệt và giảm nhiệt độ bên trong nhà xưởng, giúp chủ đầu tư tiết kiệm tiền điện làm mát nhà xưởng.
Xây dựng nhà xưởng có cần phải xin giấy phép không?
Căn cứ vào Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định về đối tượng và các loại giấy phép xây dựng, việc xây dựng nhà xưởng không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng nên bắt buộc phải xin cấp phép. Việc bên chủ sở hữu không xin cấp phép đang vi phạm quy định pháp luật về xây dựng, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
…
6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
…
8. Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
10. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.”
Chi phí xây dựng nhà xưởng có thể tăng hay giảm theo nhiều yếu tố như loại hình nhà xưởng, nguyên vật liệu, diện tích, hay vị trí xây dựng,… Thông thường đơn giá thiết kế nhà xưởng từ 50.000 – 80.000 vnđ/m2, và giá thi công dao động 2.500.000 – 3.500.000 vnđ/m2.
Nếu bạn muốn được báo giá chi tiết về các mẫu thiết kế biệt thự đẹp, thiết kế nhà xưởng, homestay, nhà di động,… hãy liên hệ với Kiến trúc Vinavic qua hotline 0975678930.