Trước khi xây dựng nhà ở chủ đầu tư cần xác định tổng diện tích xây dựng và diện tích sàn là bao nhiêu. Qua đó sẽ dự trù được kinh phí, kiến trúc, mặt bằng công năng cũng như thủ tục xin cấp phép xây nhà.
Song hầu hết các căn nhà hiện nay đều thiết kế có ban công, vậy ban công có tính vào diện tích xây dựng không? Đó là chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều chủ đầu tư trước khi bắt đầu làm nhà. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm câu trả lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ban công có tính vào diện tích xây dựng không?
Trước khi xác định ban công có được tính vào diện tích xây dựng của căn nhà hay không thì bạn cần phải biết tổng diện tích sàn là gì và bao gồm những phần nào.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN03:200/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:
- Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của tường bao thuộc tầng, bao gồm phần diện tích hành lang, ban công.
- Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích của tất cả các tầng, bao gồm tầng hầm, tầng nửa tầng hầm, tầng kỹ thuật và tầng mái.
Các cơ quan cấp phép xây dựng thường chỉ tính diện tích sàn sử dụng, các phần diện tích thừa bên ngoài căn nhà như giếng trời, sân thượng, còn khu vực ban công không được tính trong giấy phép. Bởi vậy khi tính diện tích xây dựng thì không tính phần ban công căn nhà.
Những nguyên tắc cần biết khi thiết kế ban công
Đảm bảo an toàn hàng đầu
- Đối với thiết kế ban công yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu bởi ban công muốn sử dụng lâu dài và thường xuyên thì nhất định phải đảm bảo được sự an toàn cho gia chủ.
- Độ cao tối thiểu để thiết kế lan can là 1,1m và các thanh lan can cần thiết kế theo chiều dọc song song phải có độ rộng tối đa là 10cm.
Cần có bản thiết kế rõ ràng
Để có được một ban công theo đúng mong muốn của gia chủ thì phải có bản thiết kế rõ ràng, chi tiết những vật trang trí hay đồ nội thất nào sẽ được đặt ở đâu, ra làm sao. Tuy chỉ là một không gian nhỏ trong nhà những nếu biết cách thiết kế, bố trí,…. thì chắc chắn bạn sẽ có được cho mình một không gian thu giãn hết sức lý tưởng.
Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp
Ban công là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường nên cần ưu tiên những vật liệu sử dụng có độ bền cao. Đối với bề mặt sàn ban công nên chọn loại gạch chống trơn và có khả năng thoát nước nhanh để tránh ứ đọng nước và gây nguyên hiểm cho gia chủ vào những ngày mưa giông.
Nội thất ban công cần cân nhắc kích thước, kiểu cách và màu sắc để lựa chọn sao cho phù hợp với độ rộng của ban công. Tránh chọn những nội thất quá lớn so với ban công.
Màu sắc tươi sáng, hài hòa
Bạn nên lựa chọn những sắc màu tươi sáng, cân bằng được những sắc xanh của tiểu cảnh hoặc làm nổi bật với những màu sắc có sự tương phản.
Gợi ý các cách trang trí ban công đẹp, tiết kiệm chi phí
Trang trí ban công bằng cây xanh
Trang trí bằng cách trồng cây ban công hoặc giàn hoa ở ban công để gia đình có khoảng không gian xanh kết hợp với một vài chiếc ghế nhỏ tạo ra một không gian thư giãn nhẹ nhàng.
Dùng hoa để trang trí ban công
Ngoài cây trang trí ban công, bạn có thể dùng giàn hoa ban công để trang trí cho khoảng sân nhỏ nhà mình. Một giàn hoa ban công với màu sắc tươi thắm không chỉ đem lại một không gian rực rỡ và sống động mà còn lưu tạo hương thơm ngát cho không gian cả ngôi nhà.
Trang trí ban công chung cư, đặc biệt ở cạnh phòng ngủ còn giúp giấc ngủ trở nên sâu và ngon hơn, giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái tươi vui và giúp cân bằng cuộc sống.
Đèn trang trí ban công đẹp
Đèn trang trí ban công với màu sắc lấp lánh luôn được lòng của phái đẹp trong trang trí nội thất và đây được xem là xu hướng thiết kế ban công đang thịnh hành hiện nay.
Đèn trang trí ban công giúp mang lại một không gian lãng mạn và lung linh hơn. Ngoài ra ánh sáng từ đèn trang trí còn giúp kiến trúc của cả ngôi nhà thêm phần nổi bật hơn.
Trang trí ban công bằng cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo với ưu điểm là luôn xanh mát, bền đẹp với thời gian và thân thiện với môi trường. Bạn có thể trang trí ban công bằng cỏ nhân tạo với một vài tiểu cảnh nhỏ, vừa có thể thưởng trà, đọc sách, vừa có thể nghỉ ngơi tận hưởng bầu không khí trong lành sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những chi tiết cần lưu ý để thiết kế ban công đẹp
Cuộc sống phát triển nên việc thiết kế những góc nhỏ riêng biệt trong tổ ấm của mình để thư giãn cũng không còn quá xa lạ nữa. Tuy nhiên để thiết kế những mẫu ban công đẹp bạn hãy bỏ túi ngay những chi tiết cần chú ý dưới đây nhé!
Thiết kế ban công phù hợp với phong cách sống
Trước khi tiến hành thi công ban công, bạn nên lên ý tưởng về phong cách không gian cũng như kích thuớc sao cho phù hợp với quy mô và diện tích. Bên cạnh đó, ban công là nơi để giải bày tâm sự và thư giãn, việc tạo nên một ban công có phong cách phù hợp với tính cách của bạn cũng giúp bạn trở nên thoải mái hơn.
Có rất nhiều phong cách ban công như: cổ điển, tân cổ điển, Á Đông truyền thống… ngoài ra bạn cũng cần xem xét nhà ở của mình là kiểu như thế nào: biệt thự, nhà ống hay nhà phố để có thể thiết kế hợp lý bắt mắt cho không gian sống.
Đảm bảo tính tiện dụng của ban công
Mỗi xu hướng thiết kế của ban công đều phục vụ cho mục đích của mỗi gia chủ. Đối với những gia đình đông thành viên hay hội họp buổi tối, thì ban công là nơi quây quần gia đình, có thể bạn nướng BBQ hoặc ngồi cùng nhau nói chuyện.
Vì thế, trường hợp thành viên gia đình đông đúc, bạn cần phải thiết kế một không gian thoải mái, có nhiều lối đi rộng mở so với người cần ban công chỉ để thư giãn và đọc sách.
Ban công phù hợp với phong thủy
Ban công là nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên của mặt trời, là nơi hứng nhiều tài vượng nhất cho gia chủ. Ban công nhà ở nên được thiết kế tại nơi không ồn ào, yên bình, bạn nên chọn hướng uu tiên có phong cảnh giúp thoải mái.
- Ban công hạn chế đặt ở hướng Tây, hướng Bắc để giúp thành viên gia đình có sức khỏe tốt.
- Gia chủ nên chọn hướng Nam để mang lại không khí dễ chịu cho ngôi nhà, mang lại sức sống và năng lượng
- Thiết kế ban cổng ở hướng Đông giúp gia đình thêm ấm áp vì đây là hướng mặt trời mọc.
Lưu ý tính an toàn của ban công
- Ban công là nơi nhô ra khỏi tường chính của căn nhà để tăng thêm độ thông thoáng cho không gian sống. Bởi không có khả năng chịu lực cao nên sự an toàn khi thiết kế ban công nên được đặt hàng đầu.
- Tùy vào thiết kế của bạn mà ban công nên bố trí chiều cao lan can phù hợp. Đặt biệt, nếu nhà có trẻ nhỏ thì bạn nên thiết kế lan can qua đầu trẻ và bọc lưới bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bé.
- Quy tắc cơ bản khi xây lan can ban hông được cao hơn 1,1m và các thanh lan can thiết kế song song thì không được có độ rộng vượt quá 10cm.