Trong quá trình xây dựng nhà cửa, móng là một phần không thể thiếu và quan trọng nhất góp phần tạo an toàn, độ chắc chắn cho căn nhà. Vậy, chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền? bao gồm những chi phí gì… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hỏi chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền?
Để có thể tính toán chi phí làm móng nhà chuẩn xác nhất thì cần xác định được đơn giá thi công, chi phí vật tư, nhân công thực hiện trên 1m2 nền móng. Hiện nay chi phí thi công làm móng được áp dụng với mức giá sau:
- Chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện: 3.700.000 đ/m2
- Chi phí xây nhà trọn gói: 6.000.000 đ/m2 – 7.500.000 đ/m2
Chi phí làm móng còn dựa trên việc nhà đó xây loại móng nào, ví dụ như:
- Chi phí làm móng cọc và móng đơn: 30% x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
- Chi phí làm móng băng một phương: 50% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
- Chi phí làm móng băng hai phương: 70% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
Công thức tính chi phí làm móng như sau:
Chi phí làm móng = Diện tích móng x Đơn giá nhân công
Ví dụ: Xây một căn nhà 3 tầng, ngang 5m sâu 20m, đơn giá xây 3.700.000 vnđ/m2 thi cách tính chi phí làm móng như sau:
- Xây móng băng 1 phương => Chi phí làm móng: 5 x 20 x 50% x 3.700.000 = 185.000.000
- Xây móng băng 2 phương => Chi phí làm móng: 5 x 20 x 70% x 3.700.000 = 259.000.000
Vậy chi phí làm móng nhà 3 tầng dao động từ 185 triệu đồng trở lên đối với móng băng 1 phương và 260 triệu đồng trở lên đối với móng băng 2 phương. Chi phí này được tính dựa trên công trình diện tích 100m2 và có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vị trí, vật liệu, chi phí nhân công và công trình thực tế.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 3 tầng
Chi phí làm móng nhà 3 tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật như:
Diện tích và chiều cao của nhà
- Diện tích: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 3 tầng. Căn nhà có diện tích lớn sẽ cần nhiều vật liệu để xây móng hơn so với một căn nhà nhỏ hẹp.
- Chiều cao: Khi xây dựng móng cho nhà 2 tầng, cần chú ý đến chiều cao của nhà, đặc biệt là khi móng được thiết kế cho tầng trên. Việc tính toán chi phí cho một công trình xây dựng không chỉ đơn giản là tính toán diện tích, mà còn phải xem xét nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý, loại đất và khả năng chịu tải của mặt đất.
Vật liệu công nghệ mới
Việc sử dụng vật liệu hiện đại, ứng dụng công nghệ mới để làm móng cũng ảnh hưởng tới chi phí làm móng nhà 3 tầng. Công nghệ tiên tiến và hiện đại giúp cho quá trình xây dựng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, tuy nhiên, chi phí của chúng thường cao hơn so với các công nghệ truyền thống.
Đơn giá thi công
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng móng, được hiểu là chi phí nguyên vật liệu và tiền thuê nhân công xây trên 1m2. Tùy thuộc vào mỗi địa phương và thời gian thi công mà đơn giá xây dựng sẽ khác nhau.
Đặc điểm địa chất
Đối với những khu vực có nền đất tốt thì có thể chọn móng đơn nhằm tiết kiệm chi phí hoặc khi sử dụng móng cọc nhưng nền đất cứng thì cũng tiết kiệm được khối lượng thi công vì không cần cọc quá sâu. Ngược lại ngôi nhà xây dựng ở khu vực địa chất yếu, thì việc gia cố nền móng sẽ tốn nhiều chi phí.
Các loại móng nhà 3 tầng phổ biến hiện nay
Chi phí làm móng nhà 3 tầng phần lớn dựa theo loại móng mà gia chủ lựa chọn. Hiện nay có nhiều loại móng khác nhau được ứng dụng trong xây dựng nhà ở, bao gồm:
Móng nhà 3 tầng theo phương pháp thi công
Móng đơn
Móng đơn là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Khả năng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và độ cứng bê tông cốt thép. Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh và mố trụ.
Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất, có hình dạng là chữ nhật, hình vuông, tám cạnh hoặc tròn. Độ giới hạn chịu lực của móng đơn ở mức trung bình và thường được dùng để sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.
Móng băng
Loại móng này được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng bởi tính dễ thi công và giá thành ở mức vừa phải. Ngoài ra khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.
Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún, ngoài việc đầm chặt đất người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.
Móng nhà 3 tầng theo vật liệu xây dựng
Móng bè
Móng bè là một trong những loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu. Móng bè được xây dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa nước, hồ bơi hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều.
Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Loại móng này có ưu điểm phân bố tải trọng đồng đều trên nền đất giúp giảm sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Cách làm này giúp tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất đá cứng dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.
Móng nhà bằng gạch
Móng nhà này được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc không nung. Thông thường loại này được sử dụng cho thiết kế căn nhà cấp 4, nhà ở tạm hoặc công trình phụ có tải trọng nhỏ.
Móng nhà 3 tầng theo kết cấu móng
Móng nhà đổ khối
Phương pháp này là sự liên kết của các loại vật liệu bê tông, cốt thép, đá hộc. Móng nhà đổ khối có độ bền cao, chắc chắn và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng.
Móng nhà dạng lắp ghép
- Là loại móng thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao.
- Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.
Các sai lầm thường gặp khi lựa chọn móng nhà 3 tầng
Móng nhà là một trong những phần quan trọng nhất chịu được tải trọng căn nhà. Song, trong quá trình xây dựng móng, có rất nhiều sai lầm thường gặp ảnh hướng tới kết cấu và chi phí làm móng nhà 3 tầng
Thiết kế sai tải trọng
Móng nhà 3 tầng phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy định của ngành xây dựng, bao gồm cả việc tính toán tải trọng và lựa chọn vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu này, dẫn đến thiết kế móng nhà không đúng cách.
Khi thiết kế móng nhà không đáp ứng được yêu cầu về tải trọng, độ bền và độ an toàn, có thể xảy ra tình trạng móng nhà bị sụp đổ hoặc biến dạng gây nguy hiểm.
Chọn vật liệu kém chất lượng
Lựa chọn vật liệu kém chất lượng khi xây dựng các loại móng nhà dân dụng không chỉ ảnh hưởng đến độ bền và độ an toàn của công trình, mà còn làm giảm hiệu suất sử dụng của móng nhà.
Không tuân thủ quy định xây móng nhà
Các quy định và tiêu chuẩn trong thiết kế và xây dựng móng nhà được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu không tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này mà vẫn tiến hành xây dựng, từ đó dẫn đến các rủi ro về an toàn, sự cố trong quá trình thi công.
Một số quy định và tiêu chuẩn phổ biến trong thiết kế móng nhà bao gồm: quy chuẩn thi công móng, tiêu chuẩn vật liệu xây dựng, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, quy định về an toàn lao động…
Xem thêm: Chia sẻ cách làm móng nhà tiết kiệm nhất đảm bảo kỹ thuật