Kiến trúc Đông Dương là phong cách thiết kế được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng cho ngôi nhà của mình. Với vẻ đẹp sang trọng được chắt lọc qua từng đường nét hài hòa, tối giản nhưng không kém phần sang trọng, kiến trúc Đông Dương đã trở thành phong cách mang dấu ấn trường tồn vượt thời gian.
Kiến trúc đông dương là gì?
Kiến trúc Đông dương là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai cái nôi văn hóa lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo tiếng anh kiến trúc đông dương được gọi là Indochine, chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (bán đảo Trung – Ấn) bao gồm: Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar, Malaysia.
Tại Việt Nam, kiến trúc Đông Dương chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc do Việt Nam bị đô hộ 1000 năm. Riêng Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của đất nước Ấn Độ với bản sắc và bề dày lịch sử.
Có thể nói, kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa Việt Nam và phong cách tân cổ điển Pháp. Kiến trúc này đại diện cho vẻ đẹp đặc sắc giữa 2 nền văn hóa Tây- Đông, vừa lãng mạn tinh tế nhưng không kém phần đằm thắm truyền thống.
Lối kiến trúc này góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, khích lên các kiến trúc sư Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa nước nhà.
Lịch sử ra đời và phát triển của kiến trúc Đông Dương
Nguồn gốc của kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam
Các kiến trúc sư Pháp đã cho ra đời phong cách kiến trúc Đông Dương. Ban đầu được du nhập từ Pháp sang tuy nhiên những công trình do Pháp xây dựng có một số hạn chế không phù hợp với lối sống người Việt, khí hậu ẩm ướt mưa nhiều và những quan niệm thẩm mỹ và cảnh quan bản địa. Chính vì vậy đây là tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc Đông dương.
Những năm thế cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp khai phá bán đảo Đông dương và mang tới kiến trúc Phương tây như: phong cách Tân cổ điển, kiến trúc địa phương Pháp, phong cách kiến trúc Art Deco…
Từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, sự ảnh hưởng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam bắt đầu giảm sút và có nhiều rào cản. Để duy trì ách thống trị và tranh thủ làm nguội lòng dân nước thuộc địa, thực dân Pháp bắt đầu đề cao nền văn hóa của các nước Đông Dương.
Ngoài ra trong quá trình sinh sống, họ nhận ra khí hậu Việt Nam “khắc nghiệt”, không như ở đất nước họ. Cho nên, người Pháp “khai hóa” cải biến kiến trúc Pháp cổ thành phong cách kiến trúc Đông Dương để thích nghi với điều kiện không thuận lợi này.
Một số công trình kiến trúc Đông Dương tiêu biểu tại Việt Nam
Hà Nội đậm chất pháp lãng mạn trong hương vị bản sắc văn hóa. Từ sau những năm 1920, phong cách kiến trúc Đông Dương bắt đầu phát triển mạnh mẽ, có những công trình được xây dựng trường tồn đến ngày nay.
Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội là công trình kiến trúc đại diện cho phong cách Đông Dương. Tính đến nay, công trình này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp với nhiều nét giao thoa từ nhiều nước.
Ngoài ra, nhiều công trình khác như Nhà hát Lớn Hà Nội, Khách sạn Metropole Hà Nội,… cũng được xây dựng lúc bấy giờ. Mỗi tác phẩm đều thể hiện đặc điểm nổi bật của phong cách Đông Dương nổi bật giữa quần thể đa dạng kiến trúc lúc bấy giờ.
Đặc điểm nổi bật của lối kiến trúc Đông Dương
Chất liệu xây dựng
- Chất liệu gỗ: Gỗ là một loại vật liệu cứng cáp, mạnh mẽ và dẻo dai, có thể được sử dụng để tạo hoa văn, uốn cong hoặc dễ dàng ứng dụng nội thất, trang trí từ trần, tường, sàn nhà, … Gỗ tự nhiên là vật liệu dễ thấy trong trang trí, thiết kế nội thất của phong cách Đông Dương. Ngoài ra, tất cả các chi tiết trang trí như hình tròn, phù điêu…. đều làm bằng gỗ.
- Chất liệu tre: Tre trước kia thường được sử dụng trong thiết kế nội thất. Ngày nay, tre trở thành vật liệu trang trí điểm nhấn trong những ngôi nhà cao cấp phong cách Indochine.
- Chất liệu gạch: Gạch bông và gạch nung thường xuyên được sử dụng trong thiết kế nội thất Đông Dương để mang đến cho căn phòng vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng.
Hình khối kiến trúc
Thiết kế kiến trúc nhấn mạnh những hình khối lập thể, tổ chức tự do. Một nét đặc trưng của hình khối phong cách kiến trúc Đông Dương để ta dễ nhận thấy một không khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây. Chúng được kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt….
Về hoa văn và kiến trúc
Họa tiết hoa văn đậm đà bản sắc dân tộc được lấy từ thời Đông Sơn như họa tiết kỷ hà đơn giản. Họa tiết An Nam cách điệu từ hoa lá, hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,… một cách tinh tế và tỉ mỉ thể hiện tính nghệ thuật cao cho phong cách kiến trúc Đông Dương.
- Tượng phật: biểu trưng cho tôn giáo, biểu tượng cho sự bình yên, thanh cao
- Con rối: khắc họa hình ảnh dân gian
- Tứ linh: mô phỏng tứ linh may mắn: Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
- Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự thanh tịnh, trong sạch của Phật giáo
- Hoa cúc: kín đáo, bình dị, thanh cao và lâu bền
- Bồ đề: là hình ảnh biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
Mái nhà theo ngói âm dương
Mái ngói âm dương theo kiểu truyền thống của Việt Nam được giữ và ứng dụng vào kiến trúc Đông Dương. Thay vì sử dụng mái bằng như những công trình lớn, mái ngói cho những công trình nhỏ lưu giữ văn hóa dân tộc.
Sự xuất hiện của các seno (sênô) thu nước mưa chạy dọc theo phần mái là giải pháp hiệu quả. Một số công trình truyền thống Việt Nam ứng dụng phần mái vút cong ở góc (góc mái chồng diêm cổ kính kiểu văn hóa Trung Hoa) theo kiểu truyền thống.
Sử dụng hệ cửa cao và dày
Để mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà, các thiết kế kiến trúc Đông Dương có rất nhiều cửa sổ lớn. Phổ biến nhất là những cửa chớp giúp thông gió ngay cả khi cửa đóng kín. Hành lang cũng được xây dựng với nhiều cửa sổ để đón nhiều ánh sáng tự nhiên vào nhà nhất có thể.
Cửa lá sách là kiểu cửa được các công trình sử dụng phổ biến bởi nó đảm bảo được nguồn gió tự nhiên bên trong và bên ngoài ngôi nhà, mang lại cảm giác mát mẻ và tạo độ thông thoáng cho không gian.
Màu sắc chủ đạo
- Các gam màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem trắng hoặc các màu nâu và đen cực kỳ phổ biến, luôn được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách Indochine.
- Ngoài ra, để tạo ấn tượng mạnh, tông màu vàng cam, đỏ, xanh nhạt cũng thường xuyên được sử dụng. Đặc biệt, các màu sắc tự nhiên như gỗ, tre và nứa cũng thường được thấy trong phong cách này.
Ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào thiết kế nội thất
Hiện nay, phong cách kiến trúc Đông Dương được thừa kế và phát triển chia làm nhiều hướng rõ rệt. Kiểu tập trung vào chủ nghĩa hình thức, nhân danh truyền thống thiên về nét đẹp hoài cổ, phục cổ. Kiểu kiến trúc thiên về cải tiến và sáng tạo với sự kết hợp hiện đại vào các công trình Việt Nam.
Thiết kế kiến trúc
Biệt thự phong cách Đông Dương tạo ra một không gian sống sang trọng và tinh tế, kết hợp giữa sự cổ điển và hiện đại. Nó tạo ra một không gian sống thoáng đãng, thanh lịch và mang tính chất yên bình, đem lại cảm giác thoải mái và thư giãn gia chủ.
Thiết kế nội thất phòng khách
Phòng khách nổi bật với màu sắc chủ đạo của kiến trúc Đông Dương mang đến cảm giác bình yên, tạo không gian thông thoáng phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Những sắc thái nhiệt đới khi chắt lọc thêm thắt vào không gian tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn.
Phòng bếp phong cách Đông Dương
Hiện thực hóa vẻ đẹp của quá khứ với mẫu phòng bếp phong cách Indochine như làn gió mới cho nhịp sống hiện đại. Những họa tiết hình kỷ hà, họa tiết hình chữ nhật, các hoa văn từ thực vật, hoa lá cách điệu được sử dụng trang trí cho các nội thất phòng bếp.
Thiết kế phòng ngủ kiến trúc Đông Dương
Phòng ngủ phong cách Indochine (Đông Dương) là sự kết hợp giữa nét đẹp của nền văn hóa truyền thống Á Đông hòa quyện cùng chất lãng mạn của phong cách Pháp. Không chỉ đem đến không gian nghỉ ngơi sang trọng mà nội thất, ánh sáng, màu sắc của lối Indochine còn mang tới sự ấm cúng, chất liệu mộc mạc của bầu không khí hoài cổ khiến bạn như đang lạc vào những thập niên trước.
Xem thêm: 39 Mẫu thiết kế biệt thự phong cách đông dương kiến trúc đẹp lạ mắt