Nếu chủ đầu tư và đơn vị thiết kế các mẫu nhà dân dụng quy mô nhỏ đang thắc mắc về quy định cấp giấy phép xây dựng và cạnh tranh công bằng thì vẫn có thể thuê cùng một đơn vị vừa thiết kế vừa thi công.
Tuy nhiên, với những công trình xây dựng quy mô vốn trên 60% là vốn nhà nước, cần mời thầu để thi công công trình thì chủ đầu tư và công ty thiết kế nên chú ý đảm bảo cạnh tranh đấu thầu công bằng như sau.
Nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu
Câu hỏi: Đơn vị thiết kế có thể tham gia đấu thầu giám sát thi công cho cùng một công trình không? (công ty thiết kế có năng lực tài chính và giám sát độc lập với chủ đầu tư, bên mời thầu)
Căn cứ pháp lý
-
Khoản 1 và 2 Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
-
Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
-
Khoản 4 Điều 62 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Giải quyết vấn đề
Theo Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Nhà thầu quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 như sau:
-
Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
-
Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
-
Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
-
Chủ đầu tư, bên mời thầu;
-
Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
-
Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
-
-
Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
-
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
-
Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
-
Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.
-
Việc đánh giá độc lập tài chính, độc lập về pháp lý đáp ứng những điều kiện sau:
-
Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
-
Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
-
Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
-
Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
Theo Điều 2 Khoản 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:
-
Nhà thầu khi tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
Khoản 4 Điều 62 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
-
“4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu; trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.”
Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Có nên xây nhà trọn gói hay không?
Kết luận
Như vậy, một công ty không thể vừa thiết kế vừa thi công vừa giám sát vừa làm chủ đầu tư vừa làm bên mời thầu cùng một công trình cho dù bản thân họ có đủ điều kiện để vừa thi công vừa giám sát trừ trường hợp:
-
Gói thầu đang thực hiện tại vùng sâu, vùng xa.
-
Gói thầu EPC:
-
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt cho phần công việc thiết kế thì bên mời thầu cần đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt. Nhà thầu chính chỉ được ký hợp đồng với nhà thầu phụ đặc biệt có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
-
Luật đấu thầu không quy định về bảo đảm cạnh tranh đối với nhà thầu phụ, nhưng nếu đơn vị đã tham gia thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho gói thầu EPC mà vẫn muốn tiếp tục thực hiện gói thầu thì có thể dẫn đến không bảo đảm minh bạch, công bằng đối với các nhà thầu khác cùng tham dự thầu.
-
-
Gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khoá trao tay
-
Người có thẩm quyền quản lý công trình xây dựng được cấp lệnh khẩn cấp theo Khoản 2, Điều 130 Luật Xây dựng:
“1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng công trình, bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu, tiến độ thực hiện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.”
-
Việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu là một phần nội dung công việc của gói thầu hỗn hợp.
Chủ đầu tư có thể đồng thời làm tư vấn giám sát được không?
Khoản 1 Điều 121 Luật xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
-
“1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;”
Trong khi đó giám sát thi công là một ngành nghề hoạt động có điều kiện của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền (Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng) cấp giấy phép hành nghề tương ứng với từng loại cấp công trình. Cụ thể tại Điều 91 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
-
“Điều 96. Điều kiệu năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
1. Hạng I:
a) Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
b) Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
c) Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.
2. Hạng II:
a) Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
b) Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
c) Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.
3. Hạng III:
Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.”
Tham khảo thêm: Quy trình giám sát thi công xây dựng cần lưu ý những điều gì?
Chủ đầu tư có đồng thời là nhà thầu thi công được không?
Theo khoản 16 Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì Chủ đầu tư có thể đồng thời là nhà thầu thi công khi đáp ứng yêu cầu sau:
-
“16. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều này; có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu này theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.”
Kiến trúc Vinavic luôn đảm bảo cung cấp giải pháp tư vấn về luật xây dựng giải đáp những thắc mắc các dạng công trình nào có thể vừa thiết kế vừa thi công với kiến thức chuyên môn uy tín.