Mái Mansard được ứng dụng phổ biến trong các căn biệt thự, lâu đài mang phong cách cổ điển, tân cổ điển. Vậy mái Mansard này có cấu tạo như nào, ưu nhược điểm gì và biện pháp thi công ra sao… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mái Mansard là gì?
Mái mansard được phát minh bởi kiến trúc sư người Pháp tên là Francois Mansard. Loại mái này có khối mái hình thang được lợp bằng đá phiến màu sẫm và úp lên trên ngôi nhà tạo thành một tầng áp mái giúp cho ngôi nhà ấm vào mùa đông nhưng lại mát vào mùa hè. Khu vực áp mái này thường được sử dụng làm kho chứa đồ tiện lợi
Khối mái có độ dốc lớn được lợp ngói đá tạo nên kiến trúc thú vị. Kiểu mái này rất phù hợp với các công trình theo phong cách cổ điển và tân cổ điển.
Đặc điểm cấu tạo của mái mansard
Đặc điểm mái Mansard
Loại mái này được chia thành 2 phía, mỗi phía sẽ có 2 phần độ dốc khác nhau. Hệ thống mái chắc chắn có hình thang ấn tượng được làm từ đá phiến, đá Slate Lai Châu hoặc bê tông.
Phần mái được bố trí thêm cửa sổ giúp lấy gió và ánh sáng tự nhiên tốt hơn. Ngoài ra loại mái này còn rất được chú trọng yếu tố họa tiết trang trí. Những họa tiết nhỏ đều được thiết kế vô cùng tinh tế và tỉ mỉ nhằm đảm bảo sự hài hòa và tạo nên nét đặc trưng trong kiến trúc kiểu Pháp, tân cổ điển…
Cấu tạo chi tiết mái mansard
Mái Mansard có cấu tạo bao gồm các lớp sau:
- Lớp chống thấm: Tác dụng ngăn nước mưa thấm vào mái. Lớp chống thấm có thể được làm bằng các vật liệu như màng chống thấm, sơn chống thấm.
- Lớp cách nhiệt: Cách nhiệt cho công trình, giúp giảm thiểu thất thoát nhiệt vào mùa đông và mùa hè. Lớp cách nhiệt có thể được làm bằng các vật liệu như xốp, bông thủy tinh.
- Lớp lót: Giúp mái mansard thêm chắc chắn và đẹp mắt, được làm bằng các vật liệu như tôn, ván ép.
- Lớp lợp: Đây là lớp cuối cùng của mái mansard, có tác dụng che chắn cho công trình và sử dụng các vật liệu như ngói, tôn.
Ngày nay, thi công loại mái này đã được đơn giản hóa hơn thế nhưng vẫn đảm bảo kiến trúc và hình dáng mái không bị thay đổi. Sau đây là 2 biện pháp cơ bản thi công loại mái này:
Biện pháp thi công mái Mansard
Đổ bê tông rồi dán ngói
Đây là biện pháp thi công mái Mansard được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, phương pháp này sẽ dựng khối mái dạng hình thang dày khoảng 7 – 10cm. Sau đó bên ngoài bao phủ lớp khung để dán đá. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn thì có thể ốp gạch rồi phủ lớp xanh Fuji giả đá phiến hoặc sử dụng tôn giả ngói, bê tông có màu thẫm.
Khi sử dụng biện pháp đổ bê tông rồi dán ngói, kiến trúc sư có thể thi công theo 2 cách sau:
- Cách 1: Đổ bê tông mái bằng rồi đổ khối mái hình thang lên để có tác dụng cách nhiệt tốt. Song biện pháp này mất khá nhiều chi phí nhưng lại rất phù hợp với các công trình biệt thự.
- Cách 2: Không đổ bê tông mái bằng mà đổ bê tông bộ mái mansard ở trên rồi làm trần thạch cao chống nóng bên dưới, cách làm này sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Lưu ý: Khi thi công theo phương pháp này cần thực hiện bước chống thấm nếu muốn sử dụng được tầng mái.
Lợp vì kèo rồi bắn ngói
Đây là biện pháp không đổ bể tông mà chỉ lợp vì kèo rồi bắn ngói, được đánh giá là giải pháp kinh tế nhất hiện nay. Thay vì đổ bê tông thì người ta sẽ dựng khung vì kèo, sao đó bắn ngói hoặc tấm lợp tôn giả gạch có màu thẫm. Mặc dù vậy, cách làm này có hiệu quả sử dụng kém hơn đổ bê tông do tầng tum khá nóng và dễ bị dột.
Ưu nhược điểm của mái Mansard
Mái Mansard mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế biệt thự nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
Ưu điểm
- Mái mansard có tầng áp mái mang tới nhiều công dụng: Cách nhiệt khi trời nóng, chống lạnh khi đông về mang lại cảm giác dễ chịu cho gia chủ.
- Kiến trúc mái hình thang úp ngược khác với nhiều dáng mái cơ bản truyền thống như mái thái, mái nhật tạo nên vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.
- Gia tăng không gian sử dụng nhờ tầng áp mái, có thể làm phòng gác mái hoặc nhà kho.
Nhược điểm
- Hệ thống mái dốc nên sẽ làm giảm đi chiều cao tường
- Một số trường hợp cần thiết cần phải sử dụng hệ thống giếng trời khá tốn kém
- Cần phải chống thấm và cách nhiệt tỉ mỉ
Tham khảo một số mẫu nhà mái mansard phổ biến hiện nay
Mái Mansard kết hợp vòm cung
Đây là dáng mái mansard mới lạ khi kết hợp giữa sự vuông vức của hình thang và mái vòm tại các điểm trung tâm. Cách thiết kế này đã giúp cho phần mái có sự hài hòa, ăn nhập với nhau tạo nên kiến trúc hoàn chỉnh của công trình.
Mái Mansard kiểu cổ điển
Những công trình mái mansard này được áp dụng cho các mẫu biệt thự cổ điển, sử dụng các loại mái phiến đá cao cấp giúp công trình nổi bật. Ngoài ra, ở hệ mái này kiến trúc sư cũng chú trọng đến các chi tiết trang trí như cửa sổ, đường viền chân mái để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Mái Mansard viền uốn cong
Loại mái dáng hình thang nhưng được uốn cong viền (hình thang vòm) rất phù hợp với những căn biệt thự nhỏ, biệt thự phố. Đây là một trong những mẫu mái Mansard cải tiến, phát triển từ dạng mái nguyên bản. thay vì hình thang vuông vức cái hai cạnh bên thẳng song song thì lại được bẻ cong tạo sự mềm mại.
Mái Mansard kiểu châu âu
Hệ mái được thiết kế những cửa kính rộng lớn và bố trí đồng đề giúp ngôi nhà lúc nào cũng thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Kiến trúc châu âu được xem là cái nôi của sự ra đời loại mái này, bắt nguồn từ kiến trúc của vua chúa khiến công trình trở nên giá trị hơn.
Mái Mansard tân cổ điển
Thêm một mẫu mái mansard cho biệt thự tân cổ điển mà bạn có thể tham khảo. Thiết kế sử dụng phương pháp thi công lợp vì kèo, không đổ bê tông giúp giảm chi phí xây dựng hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và các tính năng chống thấm.
Mái Mansard đối xứng
Kiểu dáng mái Mansard cổ điển với hình thang cân tạo thành ba mái tách biệt nhau. Cách làm này giúp tổng thể biệt thự trở nên cân đối, phần mái hài hòa với khung và tỷ lệ căn nhà. Điều ấn tượng của thiết kế này chính là vật liệu ngói bitum phủ đá màu xám đậm cực kỳ độc đáo.
Xem thêm: 36 Thiết kế biệt thự kiểu pháp cổ điển có khuôn viên sân vườn đẹp