Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Quy trình xây nhà phố từ A đến Z bao gồm 10 bước:

Bước 1: Chọn đất nền xây nhà phố

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nhà phố

Bước 3: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho phép xây nhà phố

Bước 4: Lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà phố uy tín và vật liệu

Bước 5: Chuẩn bị trước khi khởi công xây nhà phố

Bước 6: Đổ móng, xây công trình ngầm trong nhà phố

Bước 7: Thi công phần thô thân nhà phố, đổ mái

Bước 8: Hoàn thiện công trình nhà phố

Bước 9: Thi công và hoàn thiện nội thất nhà phố

Bước 10: Nghiệm thu công trình nhà phố và bảo hành kĩ thuật

Sau khi nắm được các bước xây nhà phố, quý gia chủ nên chú ý tham khảo kinh nghiệm xây nhà phố của một số người thân, bạn bè, diễn đàn, đơn vị thiết kế thi công,… về dự toán chi phí và quy mô xây nhà phố theo nhu cầu, kinh nghiệm làm việc với nhà thầu, cách rà soát hợp đồng xây dựng, các bước cần giám sát khi thi công,… để đảm bảo xây được ngôi nhà ưng ý nhất.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Chia sẻ kinh nghiệm và quy trình xây dựng nhà phố từ A đến Z

Quy trình 10 bước xây nhà phố

Bước 1: Chọn đất nền xây nhà phố

  • Chọn diện tích đất phù hợp với nhu cầu sử dụng, vị trí thuận lợi theo phong thuỷ (không bị đường đâm thẳng vào nhà, diện tích lùi xe thông thoáng, hướng nhà hợp mệnh), lý tưởng nhất chiều rộng bằng ⅔ chiều dài.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nhà phố

  • Nên thuê tư vấn thiết kế thay vì tự thiết kế. Bộ Xây dựng quy định nhà có diện tích hơn 3 tầng >250m2 phải được thiết kế bởi tổ chức hoặc cá nhân có năng lực. Chủ nhà tự thiết kế trong trường hợp này là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, thuê người có năng lực thiết kế nhà giúp tiết kiệm thời gian và công sức, dễ hình dung nhà trên bản vẽ. 

  • Thiết kế 3D nội thất: Đơn vị thiết kế tiến hành khảo sát, đo đạc diện tích nhà thực tế và lên bản vẽ mô phỏng không gian ảo 3D. Khi bản vẽ hoàn thiện, hai bên sẽ trao đổi và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với nhu cầu của gia chủ.

  • Dựng hình ảnh 2D: Dựa trên bản 3D, đơn vị thiết kế sẽ bóc tách bổ kĩ thuật để đưa vào thiết kế sản xuất. Bản vẽ 2D được hiểu là quy chiếu của bản 3D, bao gồm các thông số kỹ thuật: Kích thước, số lượng ốc vít, số lượng gỗ. Bản 2D sử dụng để báo giá và chuyển xuống nhà máy để sản xuất.

Tham khảo thêm: 27 Mẫu biệt thự 2 tầng nhà phố thiết kế đẹp, 4 mùa thoáng đãng

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Chuẩn bị hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nhà phố

Bước 3: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho phép xây nhà phố

  • Chuẩn bị hồ sơ pháp lý và thiết kế xây dựng để xin giấy cấp phép xây nhà. Bộ hồ sơ này sẽ do nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị cho chủ đầu tư chứ không thể tự làm được.

Bước 4: Lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà phố uy tín và vật liệu

  • Lựa chọn hợp tác với những nhà thầu có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh năng lực, khả năng tài chính và tư cách pháp nhân. Có thể tham khảo dịch vụ xây nhà và thi công trọn gói ở nhiều bên, rồi tham khảo giá cả để ước toán được kinh phí hợp lý với năng lực tài chính cá nhân.

  • Hồ sơ thiết kế xây dựng ban đầu theo hợp đồng phải bao gồm các công đoạn như: kế hoạch xây dựng (quy mô, số tầng, số phòng,…), thời gian hoàn thiện từng phần của ngôi nhà phố, tổng chi phí thi công hoàn thiện nhà phố,… Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ tổ chức và giám sát thi công, đồng thời phải có nghĩa vụ thông báo tiến độ xây dựng tới chủ nhà.

  • Hợp đồng thi công với nhà thầu có 3 hình thức: khoán trọn gói (chủ nhà chỉ giám sát), khoán phần thô và nhân công hoàn thiện (chủ nhà tự chọn vật tư), và khoán nhân công (chủ nhà tự cung ứng vật tư). Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công thực hiện chọn vật tư để được chất lượng tốt và giá cả phải chăng. 

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho phép xây nhà phố

Bước 5: Chuẩn bị trước khi khởi công xây nhà phố

Có 3 công việc cần được chuẩn bị trước khi xây nhà:

  • Chuẩn bị thủ tục khởi công: Pháp luật quy định chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công tới cơ quan cấp phép trước 7 ngày. Nếu chủ nhà đảm bảo nộp đủ các loại giấy tờ xin phép xây dựng thì thông thường sẽ nhận được giấy cấp phép xây nhà trong vòng 10 – 20 ngày. Liên tục treo 4 bảng cảnh báo sau khi thi công: Cảnh báo công trình, Biển báo công trình, An toàn lao động và Nội quy công trình.

  • Chuẩn bị nguồn lực thi công: Các nguồn tài nguyên cần chuẩn bị trước khi khởi công xây nhà phố bao gồm tài liệu kỹ thuật thi công (các loại hồ sơ); nhân công giám sát, thiết kế và thực hiện thi công; nguồn vật tư; tập kết vật liệu. 

  • Chuẩn bị mặt bằng: Phá dỡ nhà cũ, làm lán trại xây nhà chuẩn bị cho công nhân, bạt phủ, hàng rào che chắn trước khi thi công; nguồn điện, nước phục vụ việc nhân công thi công xây dựng.

  • Khảo sát địa chất công trình: Để đảm bảo kết cấu móng nhà không bị sụt lún, nứt gãy sau này. Nhà hơn 3 tầng có diện tích >250m2 phải thuê nhà thầy có năng lực giám sát và chứng chỉ chuyên môn.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Khảo sát địa chất công trình nhà phố

Bước 6: Đổ móng, xây công trình ngầm trong nhà phố

Đây là một trong những hạng mục quan trọng khi bắt đầu quy trình thi công phần thô xây nhà phố, bao gồm phần móng và bể ngầm.

  • Nền móng có tốt thì chất lượng công trình mới cao được. Vì thế mà cần thi công cẩn thận đảm bảo vững chắc để chịu lực của toàn bộ căn nhà.

  • Tùy thuộc vào từng công trình có thể lựa chọn các loại móng khác nhau như: móng đơn, móng cọc, móng bè, móng băng.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Đổ móng, xây công trình ngầm trong nhà phố

Bước 7: Thi công phần thô thân nhà phố, đổ mái

Xây khung bê tông cốt thép

  • Tiếp theo là phần khung bê tông cốt thép gồm cột, dầm, sàn. Đây là phần quan trọng trong quá trình xây thô. Khung bê tông cốt thép kết nối với nhau mang lại khả năng chịu lực tốt.

  • Bố trí vị trí các cột, dầm chính, phụ phù hợp để giúp căn nhà chịu lực tốt hơn. Ngoài ra cũng tạo thành khung cho việc xây tô hoàn thiện công trình được dễ dàng hơn.

Tường bao và vách ngăn

  • Xây tô là công đoạn tiến hành hoàn thiện phần tường dựa vào khung bê tông cốt thép đã được lên sẵn trong kết cấu.

  • Sau khi xây từng viên gạch hoàn chỉnh, công nhân sẽ tiến hành trát tô cho tường.

Quy trình đổ mái

  • Lắp dựng xà gỗ, lọt mái.

  • Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, kiểm tra độ an toàn, khít kín các lỗ hở trên ván.

  • Đổ bê tông, kiểm tra độ an toàn mọi thao tác đổ bê tông, kiểm tra vị trí trong ván khuôn có biến dạng không, chiều dày lớp phủ bê tông.

  • Kiểm tra nước xâm nhập vào bê tông. 

Hệ thống điện nước

  • Hiện nay hệ thống điện nước đều dùng kỹ thuật đi âm tường vừa mang tính thẩm mỹ lại đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng.

  • Trước khi thi công điện nước cần lên bản thiết kế chi tiết hệ thống sẽ lắp đặt để đảm bảo vị trí hợp lý, đúng kỹ thuật và an toàn.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Khung bê tông cốt thép nhà phố

Bước 8: Hoàn thiện công trình nhà phố

Quy trình thi công hoàn thiện nhà phố thường bao gồm các hạng mục cơ bản sau: thi công lắp đặt điện, nước trong nhà và ngoài nhà, sơn, thi công đồ gỗ nội thất, trần thạch cao, nhôm kính, lắp đá cầu thang bậc tam cấp, hoàn thiện sân vườn tiểu cảnh và các hạng mục khác.

Lắp đặt điện nước trong ngoài nhà

  • Giai đoạn này cần bố trí đường dây điện và các thiết bị sử dụng điện như: đèn, ổ cắm, công tắc.

  • Lắp đặt, tháo dỡ đường ống cấp thoát nước, thiết bị sử dụng nước.

Tiến hành sơn trang trí

  • Các loại sơn dùng cho ngoại thất và nội thất căn nhà được sử dụng phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư và thiết kế căn nhà.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Tiến hành sơn trang trí nhà phố

Thi công đồ gỗ nội thất

  • Cung cấp và lắp đặt các thiết bị nội thất như tủ gỗ, tủ bếp, cánh cửa bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên

Làm trần nhà thạch cao

  • Đây là giai đoạn làm trần nổi, trần chìm phẳng, trần giật cấp, vách ngăn, vách bằng thạch cao, trần khung xương và trần treo, dán phào chỉ, hoạ tiết trang trí.

Lắp đặt nhôm kính, sắt

  • Cung cấp và lắp đặt cửa, vách bằng nhôm kính, cửa cánh kính, cửa kính thuỷ lực, kính chịu lực.

  • Lắp ráp các hạng mục cửa sắt, lan can cầu thang, lan can ban công, thang sắt bằng thép hộp, thép hình, thép đặc và thép bản.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Thi công đồ gỗ nội thất

Lát đá nền nhà

  • Cung cấp và lắp đặt đá granite bậc cầu thang, bậc tam cấp, ốp tường, lát nền, hoa văn, cột.

Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh

  • Đây là hạng mục thiết kế sân vườn và bố trí tiểu cảnh tạo không gian thoáng mát, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Lát đá nền nhà phố

Bước 9: Thi công và hoàn thiện nội thất nhà phố

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế nội thất

  • Kiến trúc sư cần xem xét phong thủy căn nhà, định hình phong cách kiến trúc nội thất đồng bộ với ngoại thất. Gia chủ cần đưa ra các sản phẩm nội thất mà mình mong muốn nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình.

  • Kết hợp một số đồ nội thất thành nhiều chức năng khác nhau giúp giảm thiểu chi phí như: Kệ tivi làm kệ trang trí, bếp vừa làm tủ rượu, tủ áo kết hợp tủ trang trí. Đo đạc kích thước các đồ nội thất phù hợp với diện tích nhà như: Bồn rửa, lò vi sóng, máy rửa bát. 

Bước 2: Thiết kế 2D và 3D nội thất

  • Đơn vị thiết kế tiến hành khảo sát, đo đạc diện tích nhà thực tế và lên bản vẽ mô phỏng không gian ảo 3D. Dựa trên bản 3D, đơn vị thiết kế sẽ bóc tách bổ kĩ thuật để đưa vào thiết kế sản xuất. Bản vẽ 2D được hiểu là quy chiếu của bản 3D, bao gồm các thông số kỹ thuật. Khi bản vẽ hoàn thiện, hai bên sẽ trao đổi và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với nhu cầu của gia chủ, rồi chuyển bản 2D xuống nhà máy để sản xuất và báo giá.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Thiết kế 2D và 3D nội thất

Bước 3: Báo giá

  • Đơn vị thiết kế tính toán, dự trù kinh phí dựa trên số lượng ván gỗ, phụ kiện cần sử dụng. Tùy từng các đơn vị nội thất khác nhau có những báo giá khác nhau.

  • Vì thế khách hàng cần xin báo giá và so sánh về giá và chất liệu được sử dụng trong ngôi nhà mình để cân đối tài chính cho chính xác tương xứng với số tiền gia chủ bỏ ra.

Bước 4: Sản xuất

  • Nguyên liệu được nhập về nhà máy, đưa vào hệ thống máy móc hiện đại cắt, dán sản xuất thành phẩm.

Bước 5: Kiểm tra sản phẩm

  • Trước khi xuất xưởng, đồ nội thất được dựng thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bộ phận giám sát kiểm tra kĩ lưỡng từng chi tiết trước khi đơn hàng được vận chuyển lên công trình. Trong trường hợp xảy ra lỗi, chi tiết lỗi sẽ được tái sản xuất tại xưởng nhờ vậy hạn chế rủi ro sai sót xảy ra tại công trình.

Bước 6: Vận chuyển và lắp đặt

  • Sản phẩm nội thất hoàn thiện xuất xưởng được đóng thành các kiện hàng chuyển vận chuyển bằng tới công trình. Đơn vị thi công tiếp nhận và lắp đặt đơn hàng.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Vận chuyển và lắp đặt nội thất nhà phố hoàn thiện

Bước 10: Nghiệm thu công trình nhà phố và bảo hành kĩ thuật

  • Chủ nhà nghiệm thu sản phẩm. Trong thời gian bảo hành, nếu phát hiện bất kì sai sót, hỏng hóc do lỗi đơn vị sản xuất, sản phẩm sẽ được sửa chữa thay thế miễn phí. Tùy từng đơn vị mà thời gian bảo hành sẽ dài, ngắn khác nhau.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Nghiệm thu công trình nhà phố và bảo hành kĩ thuật

Kinh nghiệm xây nhà phố tiết kiệm chi phí

Xây nhà chắc chắn sẽ tốn kém một khoản tiền không hề nhỏ, nhưng vẫn có nhiều cách để tiết kiệm chi phí, hãy áp dụng những cách sau để có ngôi nhà đẹp, đầy đủ công năng mà lại tiết kiệm ngân sách.

  • Xác định rõ ràng nhu cầu, mục đích sử dụng trước khi xây nhà phố.
  • Dự trù chi phí phát sinh trước khi làm nhà phố.

  • Chọn tuổi và hướng xây nhà phố hợp phong thủy.

  • Chọn thời điểm xây nhà phố tiết kiệm chi phí.

  • Kinh nghiệm làm việc với nhà thầu uy tín.

  • Cách rà soát hợp đồng xây dựng nhà phố.

  • Chọn mua vật liệu xây nhà phố chất lượng cao với chi phí tiết kiệm.

  • Nắm rõ các bước giám sát thi công xây nhà phố.

  • Các thủ tục cúng lễ khởi công xây nhà phố. 

Xác định rõ ràng nhu cầu, mục đích sử dụng trước khi xây nhà phố

Để tiết kiệm chi phí khi xây nhà phốgia chủ cần có một kế hoạch rõ ràng về nhu cầu sử dụng của mình. Điều này giúp bạn tối ưu hóa không gian và tránh phải chi tiêu không đáng có cho các tính năng không cần thiết. Do đó, cần phải:

  • Xác định rõ mục đích sử dụng ngôi nhà để ở, làm văn phòng, cho thuê. Điều này giúp bạn tối ưu hóa không gian và chọn những tính năng cần thiết với mục đích sử dụng.

  • Xác định số lượng và kích thước các phòng như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm, phòng làm việc, phòng giải trí… Tùy vào mục đích sử dụng và số lượng người sử dụng, để điều chỉnh kích thước các phòng hợp lý.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Mẫu nhà phố 4 tầng 2 mặt tiền phong cách hiện đại

Dự trù chi phí phát sinh trước khi làm nhà phố

Bạn cần quản lý chặt chẽ khoản chi phí dự trù trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà phố vì chắc chắn sẽ có phát sinh. Một lưu ý cho chủ đầu tư là nên dự trù thêm từ 10- 30% số tiền định sẵn để tạo được cảm giác an tâm hơn, đồng thời nếu như có phát sinh thì bạn vẫn sẽ có nguồn tiền để chi trả.

  • Chi phí xây dựng cơ bản: là phần xây dựng thô, phần hoàn thiện và phần nhân công. Các chi phí này được tính theo diện tích xây dựng của ngôi nhà. 

  • Chi phí cho trang trí nội thất: là phần sau khi ngôi nhà đã hoàn tất xây dựng, bao gồm chi phí cho việc mua các vật dụng như bếp ga, tủ lạnh, điều hòa, tivi, bàn ghế sofa.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Bảng báo giá vật tư xây nhà phố trọn gói

Chọn tuổi và hướng xây nhà phố hợp phong thủy

  • Tuổi làm nhà: Gia chủ cần phải chọn tuổi hợp với năm làm nhà phố để giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đồng thời cuộc sống của gia đình luôn được viên mãn, hạnh phúc về sau. 

  • Hướng nhà: Trong phong thủy hướng xây nhà phố vô cùng quan trọng giúp mang đến nhiều vượng khí, may mắn, tài lộc cũng như để tránh phạm phải hướng xấu, gây ra vận hạn cho cuộc sống và công việc của các thành viên trong gia đình.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Các tuổi phạm nạn Hoàng Ốc trong năm 2023

Chọn thời điểm xây nhà phố tiết kiệm chi phí

  • Xây nhà mùa khô: Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà phố vào mùa khô sẽ tốt hơn mùa mưa vì giúp việc đổ bê tông nhanh khô và tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu thì đổ bê tông vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt.

  • Làm nhà mùa mưa: Xây nhà phố vào mùa mưa sẽ đem lại chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông khi đổ vào mùa mưa sẽ ít bị giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm hơn.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Chọn thời điểm xây nhà phố tiết kiệm chi phí

Kinh nghiệm làm việc với nhà thầu uy tín

Tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây nhà phố uy tín:

  • Tính pháp lý: Một đơn vị uy tín, cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ rõ ràng. Điều này giúp gia chủ được đảm bảo về mặt pháp lý nếu có sự cố xảy ra.

  • Năng lực chuyên môn: Nhà thầu có đội ngữ kiến trúc sư, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm biết cách đọc bản vẽ. Thậm chí sẵn sàng đào tạo thêm cho thợ nếu thợ chưa biết. 

  • Đánh giá các công trình đã hoàn thiện: Chủ đầu tư cần đến xem các công trình đã thi công hoàn thiện của nhà thầu (chú ý nhất là công trình nhà vệ sinh, xem kỹ các chi tiết trát, ốp lát mạch vữa và lắp đặt thiết bị vệ sinh).

  • Để ý kỹ thuật lắp điện nước: Phần thi công điện, nước vô cùng quan trọng, nếu yếu kém, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt về lâu dài (đi dây ẩu, nước yếu, tắc toilet, bố trí sai thiếu ổ cắm công tắc, chập cháy điện,…).

  • Hợp đồng đầy đủ: Phải có ràng buộc bằng hợp đồng.

  • Giá xây dựng hợp lý: Cam kết cung cấp đơn giá thiết kế thi công nhà phố trọn gói hợp lý và phù hợp với chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

  • Không bán thầu: Công trình nhà phố xây dựng cần làm đúng như ký kết. Đơn vị uy tín sẽ cam kết không bán thầu, không sang nhượng cho đơn vị khác.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Mẫu nhà phố mặt tiền 10m vừa ở vừa kinh doanh

Cách rà soát hợp đồng xây dựng nhà phố

Có 3 loại hợp đồng xây dựng: Khoán trọn gói, khoán phần phô và nhân công hoàn thiện, khoán nhân công.

Bảng so sánh 3 hình thức hợp đồng xây dựng

  Khoán trọn gói Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện Khoán nhân công
Ưu điểm Nhà thầu lo từ A đến Z, chủ nhà không lo phát sinh nhiều chi phí, không mất công sức chọn vật tư. Chủ nhà kiểm soát được vật tư, chất liệu, hình dáng, màu sắc,… đồ đạc theo ý muốn. Đây là cách kiệm chi phí nhất. Chủ đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc cung cấp toàn bộ vật liệu xây nhà.
Nhược điểm Chủ nhà có thể bị nhà thầu ăn bớt vật tư, thay đổi vật liệu trong hợp đồng thành hàng kém chất lượng giá rẻ. Chủ đầu tư phải tự mất thời gian, công sức đi tìm hiểu mua vật tư, làm chậm trễ quá trình thi công. Chủ nhà phải bỏ ra nhiều công sức nhất, tuy nhiên hiệu quả có thể không cao nếu chủ nhà không đủ kinh nghiệm và kiến thức xây nhà phố.

 

Chú ý các mục sau khi ký hợp đồng thi công:

  • Tiến độ

  • Chất lượng vật tư

  • Giá trị hợp đồng

  • Tiến độ thanh toán

  • Khoản phí phát sinh và cách giải quyết

  • Chế độ giám sát

  • Phạt vi phạm hợp đồng 

  • Bảo hành 

Chọn mua vật liệu xây nhà phố chất lượng cao với chi phí tiết kiệm

  • Vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng mang đến sự bền vững và giá trị thẩm mỹ cho công trình nhà ở. Các vật liệu xây dựng cơ bản bao gồm: gạch, cát, xi măng, sắt, thép.

  • Bằng việc chọn được các vật liệu có tính năng và hợp với nhu cầu sử dụng, bạn có thể tiết kiệm được ngân sách xây dựng mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, bền vững và chất lượng của ngôi nhà.

  • Tốt nhất nên tham khảo giá cả ở nhiều đại lý xây dựng khác nhau để chọn được nơi mua uy tín, chất lượng cùng mức giá hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét chọn mua vật liệu ở những cửa hàng hoặc đại lý gần nhà để thuận tiện cho việc vận chuyển.

Bảng báo giá xây nhà mang tính chất tham khảo

GÓI XÂY NHÀ TRỌN GÓI THEO VẬT TƯ ĐƠN GIÁ (VNĐ/m2)
Vật tư hoàn thiện nhà cấp 4 5.000.000 – 5.500.000
Vật tư hoàn thiện nhà phố  5.500.000 – 6.000.000
Vật tư hoàn thiện biệt thự hiện đại 6.000.000 – 6.500.000
Vật tư hoàn thiện biệt thự tân cổ điển 6.200.000 – 6.700.000
Vật tư hoàn thiện biệt thự cổ điển  6.400.000 – 6.900.000

 

Nắm rõ các bước giám sát thi công xây nhà phố

  • Tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật khi thi công các hạng mục liên quan đến kết cấu nhà như kiểm tra buộc thép, quy cách nối thép, đổ bê tông,… dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của kỹ sư giám sát.

  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và test kỹ bước chống thấm trước khi bàn giao (vì các hiện tượng thấm dột có thể phải sau 1 – 3 năm mới biết được).

  • Không đi tắt, đi chéo, không nối dây bên trong tường hệ thống điện. Phải dùng ống chuyên dụng để đi dây để tránh phát sinh chập điện cháy nổ trong quá trình sử dụng.

  • Đảm bảo đúng kỹ thuật độ nghiêng ống thoát nước. Sau khi xong ống thoát nước phải test áp suất đường ống.

  • Test trước màu sơn bả, lưu mã số và mẫu ưng ý lại để sau này sử dụng nếu cần chỉnh sửa hay thiếu sơn.

  • Sản xuất ngay các hạng mục cần sản xuất độc lập sau khi nhận được kích thước để rút ngắn thời gian thi công công trình nhà phố.

  • Chú ý sử dụng loại thạch cao phù hợp với điều kiện thời tiết và độ ẩm địa phương, đặc biệt là những khu vực có khí hậu nóng ẩm. 

  • Chỉ thuê thợ tay nghề cao thi công hạng mục ốp lát trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh. Vì thợ có kinh nghiệm mới tuân thủ đúng quy cách, bản vẽ kỹ thuật và đạt chuẩn độ dốc thoát nước sàn. 

  • Thuê đơn vị có chuyên môn về dọn vệ sinh công nghiệp. Nhà có thể tự tham khảo quy trình vệ sinh trên mạng, nhưng nếu cần sử dụng hóa chất khá nguy hiểm.

  • Chủ đầu tư chú ý lắp thêm CCTV giám sát 24/7 tại công trình để quản lý vật tư và tiến độ thi công khi không có mặt.

  • Ưu tiên nhà thầu thi công xây dựng có sẵn tại địa phương để giảm chi phí vận chuyển vật tư, đồng thời thuận tiện trong quá trình bảo hành công trình nhà phố sau này.

  • Với công nhân nên giữ thái độ vui vẻ, nhưng cần khó tính và chuyên nghiệp khi làm việc với chủ thầu.

Quy trình xây nhà phố & x Kinh nghiệm xây nhà phố bạn nên biết

Thủ tục cúng lễ khởi công xây nhà phố

Các thủ tục cúng lễ khởi công xây nhà phố

  • Trước khi tiến hành khởi công xây dựng, gia chủ nên chọn ngày giờ hoàng đạo hợp tuổi của mình để làm lễ động thổ xin phép làm nhà giúp mang lại nhiều may mắn.

  • Về lễ động thổ, tùy theo tập tục của từng địa phương mà bạn lựa chọn vật phẩm cúng sao cho phù hợp. Sau khi làm lễ xong thì gia chủ hoặc người hợp tuổi phải là người cầm cuốc để cuốc những nhát đầu tiên xuống nền đất, báo cáo với Thổ thần xin được động thổ rồi sau đó mới để nhân công làm việc.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm xây nhà phốquy trình xây nhà phố từ A đến Z bao gồm các bước và trình tự cụ thể giúp chủ đầu tư có thể giám sát thi công và chuẩn bị tiềm lực nếu đang có ý định xây nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *