Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng chứa đầy đủ các thông tin bao quát về doanh nghiệp nhằm truyền tải, quảng bá thương hiệu tới khách hàng, đối tác và chủ đầu tư và được dùng để đấu thầu dự án nên có vai trò vô cùng quan trọng.
Tại sao công ty xây dựng cần lập hồ sơ năng lực sau khi đăng ký kinh doanh? Những nội dung cần có trong hồ sơ năng lực là gì?
Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng là gì?
Khái niệm bộ hồ sơ năng lực
-
Hồ sơ năng lực được hiểu là một bộ tài liệu trình bày các thông tin đầy đủ, bao quát nhất về công ty xây dựng như tên doanh nghiệp, logo, giá trị cốt lõi, nhân sự, thành tựu, năng lực tài chính,…
-
Bộ hồ sơ năng lực giúp truyền tải thông tin tới khách hàng, đối tác, và chủ đầu tư.
-
Đây là tài liệu thường được sử dụng trong những thương vụ hợp tác giữa công ty xây dựng với đối tác và khách hàng.
-
Ngoài ra, công ty cũng sử dụng hồ sơ năng lực để chứng minh trình độ và tay nghề trong đấu thầu dự án.
Phân biệt hồ sơ năng lực và profile công ty xây dựng
-
2 khái niệm hồ sơ năng lực và profile công ty thường được hiểu tương đương trên thực tế.
-
Hồ sơ năng lực thiết kế thiên về phô bày những lợi thế cạnh tranh độc đáo của công ty xây dựng so với các công ty khác. Profile công ty dùng để giới thiệu lịch sử hình thành và quá trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
-
Hồ sơ năng lực là công cụ để công ty giao tiếp với khách hàng, đối tác, trong đấu thầu. Profile công ty được mang ra khi giới thiệu công ty với nhân viên mới, khách hàng, đối tác.
Tham khảo thêm: Theo quy định xây nhà 1 tầng có phải xin giấy phép không?
Vai trò của bộ hồ sơ năng lực đối với công ty xây dựng
Hồ sơ năng lượng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thành công của công ty xây dựng trong kinh doanh và đấu thầu dự án lớn.
Thu hút sự chú ý của khách hàng
-
Hồ sơ năng lực thiết kế và thi công được ví như hình ảnh thu nhỏ đại diện cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Từ những điểm mạnh mà công ty nêu ra được trong bộ hồ sơ, đối tác và khách hàng có thể đánh giá được trình độ chuyên nghiệp và tiềm năng phát triển của công ty.
-
Bộ hồ sơ đầy ấn tượng giúp công ty xây dựng chiếm được thiện cảm trong mắt đối tác và nhà đầu tư, làm tăng sự quan tâm và tin tưởng của đối tác và khách hàng khi hợp tác với doanh nghiệp.
Tăng khả năng chiến thắng khi đấu thầu dự án
-
Một bộ hồ sơ năng lực tốt đóng vai trò như một nhân viên kinh doanh giỏi được gửi đi giao thiệp và thuyết phục khách hàng trong bất kỳ thương vụ hợp tác nào, là “vũ khí” tối thượng của một công ty xây dựng.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
-
Là tài liệu công ty tự giới thiệu về bản thân, hồ sơ năng lực giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách chuyên nghiệp nhất, để người đọc nhanh chóng nắm được thông tin về doanh nghiệp, hình thành sự hứng thú và niềm tin dẫn đến hợp tác.
Đủ tư cách tham gia các dự án quy mô lớn
-
Sở hữu một bộ hồ sơ năng lực chuyên nghiệp cho phép công ty xây dựng có đủ tư cách để tham gia các dự án tầm quốc gia và quốc tế.
Mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng gồm những gì?
Để hồ sơ năng lực đạt được hiệu quả cao trong quá trình quảng bá hình ảnh công ty xây dựng tới khách hàng, cần chú ý những nội dung sau.
Thư ngỏ
-
Mở đầu bộ hồ sơ với đôi lời chào hỏi từ cá nhân trịu trách nhiệm cao nhất trong công ty (thường là giám đốc).
-
Giọng văn thân tình, trang trọng và tự tin trong thư ngỏ giúp phần nào thể hiện được tầm vóc công ty trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng.
-
Ví dụ mẫu thư ngỏ hay:
“… Trải qua hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, công ty … đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tích lũy vốn, nâng cao năng lực sản xuất; tăng cường các mối quan hệ của Công ty với các Doanh nghiệp bạn cả về chiều sâu và chiều rộng. Với đội ngũ kỹ sư, cán bộ, công nhân viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình, … đã dần khẳng định được thương hiệu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, mang lại niềm tin cho Khách hàng, Đối tác, các Chủ đầu tư. Theo đó, một số dự án nổi bật mà Công ty tham gia như: … Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ đó, giá trị sản lượng và doanh thu hàng năm luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Đồng thời, Công ty … đã được Sở Xây dựng Hà Nội công nhận là đơn vị thi công xây dựng công trình dân dụng hạng I – Theo CV số … /SXD-GĐCL.”
Thông tin giới thiệu công ty xây dựng
Phần này các công ty nên liệt kê đầy đủ những thông tin cơ bản chính xác và rõ ràng để xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác, bao gồm:
-
Tên công ty/ Tên giao dịch quốc tế
-
Giấy phép kinh doanh
-
Tổng Giám đốc
-
Lĩnh vực hoạt động chính:
-
Xây dựng nhà các loại
-
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
-
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
-
Phá dỡ
-
Xây dựng công trình công ích
-
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, chi tiết:
-
Xây dựng công trình công nghiệp, trừ nhà cửa như: Các nhà máy lọc dầu, các xưởng hoá chất
-
Xây dựng công trình như: Đường thuỷ, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống, đập và đê
-
-
Xây dựng đường hầm
-
Lắp đặt hệ thống điện
-
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác, chi tiết thang máy, cầu thang tự động, các loại cửa tự động, hệ thống chiếu sáng, hệ thống hút bụi, hệ thống âm thanh, hệ thống thiết bị dùng cho vui chơi giải trí
-
Hoàn thiện công trình xây dựng
-
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác, chi tiết:
-
Xây dựng nền móng của toà nhà, gồm đóng cọc
-
Thử độ ẩm và các công việc thử nước
-
Chống ẩm các toà nhà
-
Lợp mái bao phủ toà nhà
-
Dựng giàn giáo và các công việc tạo dựng mặt bằng dỡ bỏ hoặc phá huỷ các công trình xây dựng trừ việc thuê giàn giáo và mặt bằng
-
-
Chuẩn bị mặt bằng
-
Các công việc dưới bề mặt
-
Xây dựng bể bơi ngoài trời.
-
-
Lịch sử hình thành và phát triển
-
Thông tin liên hệ (số điện thoại, email, website, trụ sở chính/văn phòng giao dịch)
-
Phương châm hoạt động
-
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tham khảo thêm: Làm nhà vừa thiết kế vừa thi công có được không?
Năng lực công ty
-
Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình: … năm
-
Năng lực nhân sự: Sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo và nhân sự chủ chốt và quy mô nhân sự
-
Năng lực sản xuất, thi công: Đưa ra những hình ảnh minh họa cụ thể về quy trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và nhà xưởng.
-
Năng lực tài chính: Được coi là cơ sở để nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định có đầu tư hay không.
Thành tích đạt được
-
Bộ hồ sơ có liệt kê đầy đủ những thông tin về các dự án tiêu biểu, bằng khen, giấy khen mà công ty xây dựng đã đạt được sẽ góp phần củng cố niềm tin từ đối tác và khách hàng, đạt hiệu quả cao trong công tác quảng bá thương hiệu.
-
Các thông tin tổng kết thành tựu phải được truyền tải một cách trung thực tới khách hàng và đối tác, không được phóng đại.
-
Nội dung phần này bao gồm:
-
Những sự kiện, những mốc quan trọng mang tính bước ngoặt trong thành công và quá trình phát triển của công ty
-
Thành tích của thành viên, nhân sự chủ chốt
-
Những dự án tiêu biểu
-
Sản phẩm, dịch vụ chủ đạo.
-
Hoạt động xã hội thể hiện chiến lược bền vững hướng tới cộng đồng, môi trường, nhân loại,…
-
Trang thiết bị – Máy móc
-
Danh sách tên phương tiện, thiết bị máy móc của công ty
-
Số lượng máy
-
Tải sản vật chất của công ty
Mẫu hợp đồng các dự án đã và đang thực hiện
-
Hồ sơ năng lực của công ty xây dựng nên bổ sung thêm các chứng chỉ năng lực xây dựng, các mẫu hợp đồng dự án đã và đang thực hiện để khách hàng và đối tác tham khảo.
Các dự án mẫu hoặc mẫu thiết kế
-
Phần hồ sơ năng lực cần cung cấp thêm các mẫu thiết kế thế mạnh của công ty để tăng sự thu hút khách hàng mới.
Tham khảo thêm: Mượn tuổi làm nhà có được không? Thủ tục và những điều kiêng kỵ
Lưu ý khi thiết kế mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng
Để có thể thiết kế được bộ hồ sơ năng lực thật đẹp và chuyên nghiệp, công ty xây dựng cần lưu ý những nội dung sau.
Khởi động bằng những thông tin cơ bản, dễ tiếp nhận
-
Phần mở đầu của bộ hồ sơ năng lực được soạn ra với mục đích thu hút thiện cảm từ đối tác và khách hàng, thể hiện thiện chí kêu gọi hợp tác kinh doanh nên cần truyền tải đơn giản và gần gũi.
-
Những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng có thể linh hoạt và chọn lọc, nội dung ngắn gọn, chỉ kèm theo những mốc quan trọng gây ấn tượng khó quên.
-
Cần chọn lọc những thành tích thực sự nổi bật và có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ chính hoặc chủ đề của buổi thầu thay vì liệt kê dài dòng, lạc đề, thiếu điểm nhấn.
Cung cấp đủ thông tin rõ ràng về lĩnh vực hoạt động
-
Hồ sơ năng lực thiết kế và xây dựng cần mô tả cụ thể mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mang lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp cung cấp.
-
Thể hiện được những lợi ích và giá trị mà khách hàng nhận được nếu sử dụng dịch vụ của công ty qua tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi.
Số hoá những thành tích đạt được
-
Hồ sơ trình bày thành tựu nổi bật bằng các con số về công suất, doanh số và dự đoán lợi nhuận, tài chính, nhân sự,… mà công ty xây dựng đạt được có tính thuyết phục cao hơn với nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.
-
Đồ thị, biểu đồ và các dữ liệu trực quan hoá sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn trong thời gian ngắn hơn tới người đọc.
-
Những thông tin trực quan hoá sẽ giúp các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp tốt hơn.
Phân cấp thông tin một cách dễ hiểu
-
Thông tin trong mẫu hồ sơ cần được tổ chức càng dễ hiểu càng tốt: trình bày ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm, cụ thể và mạch lạc.
-
Mẫu hồ sơ chuyên nghiệp nhất thường được tổ chức dàn trang cơ bản và chỉ bao gồm các thông tin thiết yếu, hữu ích.
Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: Có nên xây nhà trọn gói hay không?
Giải đáp thắc mắc khi thiết kế mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng
Một bộ hồ sơ năng lực thường gồm những gì?
Bộ hồ sơ năng lực đầy đủ sẽ bao gồm những phần:
-
Thư ngỏ, lời mở đầu
-
Thông tin giới thiệu công ty
-
Định hướng phát triển
-
Năng lực công ty
-
Thành tích đạt được
-
Trang thiết bị – máy móc
-
Các dự án và hợp đồng mẫu
-
Chứng chỉ chuyên môn, giấy khen
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ chuyên môn năng lực hoạt động xây dựng gồm những gì?
Giấy tờ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động chuyên môn cần có
-
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu;
-
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
-
Bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
-
Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan; kèm theo văn bằng, chứng chỉ của các cá nhân, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.
-
Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo mẫu; kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện.
-
Bản kê khai kinh nghiệm năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Tham khảo thêm: Quy trình giám sát thi công xây dựng cần lưu ý những điều gì?
Thiết kế hồ sơ năng lực cho công ty xây dựng ở đâu?
-
Trong trường hợp công ty chưa có đội ngũ thiết kế tay nghề cao thì có thể thuê bên dịch vụ thứ ba để thực hiện hồ sơ năng lực một cách chuyên nghiệp, muốn in màu hay cải thiện về hình ảnh có thể sử dụng các gói dịch vụ của các công ty thiết kế hay in ấn.
-
Ngoài ra, còn có một số website hỗ trợ thiết kế hồ sơ năng lực và profile công ty dựa trên các template có sẵn để công ty xây dựng có thể tham khảo.
Kiến trúc Vinavic luôn đảm bảo cung cấp giải pháp tư vấn thiết kế mẫu hồ sơ năng lực công ty xây dựng đúng pháp luật và chuyên nghiệp với chi phí hợp lý.
Quý khách tin tưởng có thể liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam
Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline Hà Nội: 0975678930
Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM
Hotline TPHCM: 0982303304