Trước sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng của đô thị hóa, nhà ở nông thôn đã biến đổi kiến trúc nhanh chóng. Các công trình phải đáp ứng được nhu cầu của đời sống hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc và nét đẹp của làng quê Việt Nam. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu xem nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.
Kiến trúc nhà ở nông thôn khác nhau từng vùng miền
Với mỗi người Việt nhà không chỉ là chỗ để ở, che mưa che nắng mà còn là nơi gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống gia đình, kế thừa những giá trị mà ông cha đã để lại. Bởi vậy cả đời người cũng chỉ cố gắng xây dựng một ngôi nhà thật khang trang sạch đẹp. Dù đi đâu thì nhà vẫn là nơi trở về trọn vẹn trong sự ấm áp của yêu thương gia đình.
Trên đất nước ta, do khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội mà mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng về nhà ở riêng phù hợp với thói quen và nhu cầu sử dụng từng địa phương.
+ Nhà ở nông thôn vùng Nam bộ sẽ có sự khác biệt với kiến trúc nhà ở nông thôn Bắc bộ
+ Kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc khác với kiến trúc nhà ở vùng đồng bằng
+ Hay kiến trúc nhà ở miền núi sẽ khác biệt với vùng ven biển
Vì thế mà mỗi vùng miền sẽ có những phong cách thiết kế riêng. Ở bài viết này, Vinavic sẽ tìm hiểu sâu hơn về mẫu nhà nông thôn Việt Nam mà đặc trưng là kiểu kiến trúc nhà ở đồng bằng Bắc bộ.
Nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào?
Kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam thường đặc trung theo từng vùng, căn nhà có diện tích rộng, thiết kế không quá nặng nề theo lối kiến trúc truyền thống 3 gian hoặc 5 gian, trong đó gian giữa được dùng để tiếp khách và thờ cúng.
Các căn nhà nông thôn thường có kiến trúc khá giống nhau được xây dựng theo kiểu 3 gian hoặc 5 gian 1 tầng. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện chủ yếu là tre, rơm rạ. Tuy nhiên qua các thời kì căn nhà đã cải tiến đi lên sử dụng các loại gạch ngói, bê tông cốt thép và vật liệu hiện đại.
Kiến trúc nhà ở nông thôn thể hiện qua bố cục căn nhà
Thông thường các căn nhà ở nông thôn truyền thống Bắc bộ có kết cấu làm 3- 5 gian nhỏ nhắn. Nét độc đáo trong kết cấu nhà ở nông thôn truyền thống là các cột hiên nhà. Nếu nhà 3 gian thì sẽ có 2 cột, nhà 5 gian thường có 4 cột.
Các cột nhà thường được sử dụng bằng gỗ tự nhiên kết hợp với các trụ cột bê tông hiện đại. Nhà ở nông thôn hiện nay thay vì thiết kế dạng nhà gian truyền thống thì đã có nhiều sự lựa chọn hơn như: nhà cấp 4, nhà cao tầng, nhà ống, biệt thự
Kiến trúc nhà ở nông thôn nổi bật bởi hệ vật liệu tự nhiên
+ Các căn nhà truyền thống: thường được làm bằng gỗ tự nhiên khung xoan, bạch đàn, mít có kết cấu vững chắc. Các loại gỗ này thường được chuẩn bị rất kỹ vận chuyển và ngâm ở ao hồ khoảng từ 1 năm trước khi đưa vào sử dụng. Cách làm này giúp cho các vật liệu gỗ không bị mối mọt và tăng độ bóng, bền đẹp cho kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam.
+ Các mẫu nhà hiện đại: Để phù hợp với cuộc sống thì các căn nhà nông thôn ngày nay cũng có những chuyển mình rõ rệt khi sử dụng vật liệu hiện đại và chắc chắn hơn. Hệ thống tường nhà được xây bằng gạch cao cấp sử dụng nhiều màu sơn khác nhau. Các cột trụ sử dụng bê tông cốt thép.
Kết cấu mái trong thiết kế nhà ở nông thôn
Một trong những điểm ấn tượng của kiến trúc nhà ở nông thôn không thể không nhắc đến là kết cấu mái nhà. Mỗi loại mái lại có những ưu điểm khác nhau phù hợp với sở thích và mong muốn của chủ đầu tư
+ Mái nhà ngày xưa: được lợp bằng rơm rạ, tranh, sau đó là ngói mới đỏ tươi. Thiết kế mái có thể là 2 mái, hoặc 4 mái tựa như mái đình mái chùa, độ dốc mái vừa phải để tăng khả năng thoát nước và chống mưa dột.
+ Mái nhà ngày nay: các mẫu nhà ở nông thôn đã cải tiến cho hệ mái khi sử dụng những vật liệu hiện đại theo nhiều phong cách khác nhau như mái nhật, mái thái, mái bằng
Hàng rào quanh nhà tạo nét ấn tượng
Phần tường, hàng rào bao quanh nhà vừa có chức năng bảo vệ, ngăn chia không gian giữa nhà ở và bên ngoài.
- + Hàng rào trong kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống : được xây bằng gạch, hoặc được tạo bởi cây xanh để bao bọc lấy toàn bộ khuôn viên đất của chủ nhà.
- + Hàng rào trong mẫu thiết kế nhà ở ngày nay: thường sử dụng các thanh sắt, nhôm được uốn nghệ thuật đan xen với hệ cột trụ bê tông tạo sự chắc chắn
Công năng sử dụng nổi bật kiến trúc nhà ở nông thôn
Để phù hợp với nhu cầu sống và đặc trưng của từng vùng miền mà công năng sử dụng của mỗi ngôi nhà có sự khác biệt.
1. Thông thường công năng của mẫu nhà nông thôn chủ yếu dùng gian chính để tiếp khách và thờ cúng. Các gian nhà còn lại dùng để ăn uống và nghỉ ngơi
2. Trong mặt bằng của các căn nhà nông thôn truyền thống thường không có bếp và khu vực vệ sinh khép kín như các mẫu nhà hiện đại
3. Việc sắp xếp không gian trong nhà cần phải đáp ứng yêu cầu rộng rãi thoáng mát. Các yếu tố về ánh sáng, gió, hệ cửa đóng vai trò cực quan trọng trong bố cục kiến trúc nhà nông thôn
Đặc trưng về không gian sống trong kiến trúc nhà ở nông thôn
Một trong những yếu tố không thể thiếu được của kiến trúc nhà ở nông thôn đó là không gian sống xung quanh mỗi nhà.
Không gian sống bao gồm việc lựa chọn hướng nhà, vị trí cổng, hàng rào ngõ vào nhà, cây cối xung quanh, các không gian sân vườn, giếng nước… tạo nên giá trị tổng thể tốt nhất cho kiến trúc nhà ở
Không gian sống đối với nhà ở truyền thống nông thôn
– Khuôn viên bao gồm: cổng, vườn cây, sân nhà chính, nhà phụ, bếp, chuồng nuôi gia súc, vườn ao và hàng rào bao quanh.
– Tất cả những không gian sống đó được sắp xếp hài hòa tạo thành khuôn viên chung cho mọi ngôi nhà nông thôn truyền thống.
Không gian sống đối với nhà ở hiện đại nông thôn
– Trong cuộc sống hiện đại ngày nay diện tích xây dựng thường bị giảm dần vì thế không gian sống cũng được thu hẹp đáng kể.
– Những căn nhà nông thôn hiện đại vẫn được thiết kế hệ thống sân vườn cây xanh bao quanh nhà tạo bóng mát, đồng thời cung cấp thực phẩm, hoa quả, rau xanh phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình
– Không gian xanh sẽ tạo nên nét kiến trúc gần gũi, thân thiện với môi trường xung quanh.
Phong thuỷ trong kiến trúc nhà ở nông thôn
Người xưa đã có câu “An cư lạc nghiệp”, chính vì vậy, để ổn định cuộc sống, điều đầu tiên là cần một chốn bình yên trở về, vừa hợp phong thủy giúp gia đình thêm nhiều phúc khí.
Hướng nhà trong phong thủy
+ Việc chọn hướng xây nhà vô cùng quan trọng, thông thường không nên xây nhà quay mặt vào ngõ cụt mà nên hướng mặt ra đường để thu hút tài khí.
+ Nếu mặt trước của nhà thiên về Đông 30 độ thì đây chính là hướng khí vị, ở nhà hướng này sẽ luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu có lợi cho mối quan hệ trong gia đình.
+ Nếu mảnh đất dùng để xây nhà có hình tam giác thì có hai thế sau. Nếu trước nhọn sau rộng gọi là thế điền bút, gia chủ dễ hao tổn nhân tài, đặc biệt dễ chiêu tai bay vạ gió hoặc bất lợi cho nữ gia chủ. Nếu trước rộng sau nhọn được gọi là sao chổi thì đây phạm thế đại hung trong phong thủy nhà ở.
Vị trí cửa chính
+ Cần lưu ý hướng mở hợp tuổi gia chủ, không mở cửa tại nơi có con đường đâm thẳng vào nhà.
+ Cửa sổ tránh mở ra hành lang để làm lọt khí khiến vượng khí của gia chủ tiêu hao. Các cửa trong nhà không được đối nhau để tránh phạm xung. Cửa chính và cửa sổ nên mở ra nơi có thể đón được ánh sáng tự nhiên.
Thiết kế khu vực bếp nấu
+ Vị trí bếp nên dựa trên tuổi của vợ để bố trí hướng bếp hợp phong thủy, lhông đặt bếp dưới khu nhà vệ sinh.
+ Tránh đặt bếp nhìn về hướng Bắc, không đặt bếp trên rãnh, mương, kẹp giữa hai thứ có yếu tố phong thủy như tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát.
Vị trí phòng ngủ căn nhà
+ Để thiết kế phòng ngủ hợp phong thủy không nên quay đầu giường ra cửa sổ, nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
+ Giường không đặt phía trên bếp hoặc bàn thờ, không đặt giường ngủ dưới xà nhà, quạt trần, hay những vật trang trí có góc nhìn sát khí.
Phòng thờ theo phong thủy
+ Một ngôi nhà đẹp, cần đặt phòng thờ ở nơi trang nghiêm, yên tĩnh, không đặt gần lối đi ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may mắn.
+ Mặt bàn thờ nên nhìn về hướng tốt, không đặt dưới hoặc trên khu vệ sinh, không tựa lưng ban thờ vào cửa sổ hoặc khoảng trống
Một số điều cấm kỵ trong hướng nhà ở nông thôn
Kiến trúc của ngôi nhà sẽ thay đổi nếu gia chủ biết tránh những điều cấm kỵ về phong thủy khi thiết kế nhà ở
1. Vị trí xây nhà: nếu trước thấp sau cao là đại cát và ngược lại.
2. Xây nhà khuyết thiếu hướng Tây Bắc: không tổn hại đến quý khí nhưng lại khó sinh được con trai, cha dễ gặp bất lợi về sức khỏe như là các bệnh về đường hô hấp.
3. Nhà khuyết thiếu hướng Tây Nam: bất lợi cho sức khỏe của mẹ, dễ mắc bệnh dạ dày, đường ruột, nhưng sự nghiệp lại gặp may mắn, thuận lợi.
4. Vị trí xây nhà khuyết hướng Đông Nam bất lợi cho con cái nhưng không tổn hại đến quý khí.
5. Xây nhà khuyết hướng Đông Bắc: tuy không có tổn hại lớn nhưng vẫn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của các thành viên trong gia đình. Ở vị trí hướng này cũng không thích hợp để mở cửa chính.
6. Hình dáng nhà:
– Mảnh đất xây nhà hoặc hình dáng nhà nếu trước rộng sau hẹp sẽ không tốt, gia chủ khó giữ được tiền tài, nhà neo người.
– Ngược lại nếu trước hẹp sau rộng thì chủ nhà không những phúc khí đủ đầy mà còn đầy quý khí, sự nghiệp cũng bừng bừng khí thế.
Những lưu ý trong xây dựng nhà ở nông thôn đẹp
Lựa chọn mẫu nhà phù hợp
Kiến trúc mỗi căn nhà sẽ phụ thuộc vào sở thích mong muốn và tiềm lực kinh tế từng gia đình. Vì thế trước khi thiết kế cần khảo sát diện tích đất, không gian xung quanh để cho ra đời mẫu nhà phù hợp. Đây là điều cần lưu ý đầu tiên nếu muốn sở hữu ngôi nhà bền đẹp tại nông thôn
Hiện nay có rất nhiều lối kiến trúc khác nhau để gia chủ lựa chọn như: nhà cấp 4, nhà ống, nhà chữ L… phong cách hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển
Xác định rõ ngân sách xây dựng
- Để xây dựng được một căn nhà thì chủ đầu tư cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí phí. Nếu không xác định ngân sách một cách rõ ràng, thì gia chủ khó kiểm soát và quản lý, thậm chí còn gián đoạn quá trình thi công. Điều này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng thi công hay phát sinh chi phí sửa chữa lâu dài.
- Thông thường chi phí xây dựng sẽ bao gồm: chi phí thiết kế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín chất lượng
Ngôi nhà ở nông thôn có bền đẹp còn phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng đơn vị thi công uy tín để sở hữu ngôi nhà chất lượng.
- Nếu thợ không có kinh nghiệm, năng lực yếu kém sẽ dễ mắc phải các lỗi trong quá trình thi công như nứt, thấm dột, nứt chân chim tại các khu vực tiếp nối….Đây là lỗi gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt và sử dụng của chủ nhà sau này.
- Vì vậy chủ đầu tư cần lựa chọn nhà thầu uy tín có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế và thi công các công trình nhà ở. Kiến Trúc Vinavic – đơn vị chuyên thiết kế thi công nhà trọn gói trên toàn quốc. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm có thể mang đến cho quý khách hàng mẫu nhà chất lượng vượt trội cùng thời gian.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc của các bạn cho câu hỏi “nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào”. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những loại hình thiết kế nhà riêng phù hợp với nhu cầu sở thích và không gian văn hóa địa phương.
Thông tin liên hệ
Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam
Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline Hà Nội: 0975678930
Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM
- Hotline TPHCM: 0982303304