Xin giấy phép xây dựng nhà ở là một trong những bước quan trọng và bắt buộc đối với chủ đầu tư khi muốn khởi công xây dựng. Nếu không có giấy phép, chủ đầu tư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xin giấy phép xây dựng theo quy định mới nhất của pháp luật, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hồ sơ và thủ tục thực hiện.
Trường hợp cần xin giấy phép xây dựng nhà ở
Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, có 4 trường hợp cụ thể như sau:
-
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
-
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
-
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
-
Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Xây dựng, các công trình xây dựng, cải tạo khác như nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà phố, nhà trọ,… cũng đều phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Để xin giấy phép xây dựng nhà ở, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục xin phép xây dựng nhà ở
– Số lượng hồ sơ bao gồm: 02 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công khổ giấy A3.
– Chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu, giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
– Nội dung mỗi bộ hồ sơ gồm các phần sau:
I |
HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC |
|
1 |
+ Mặt bằng vị trí khu đất |
Thể hiện vị trí, kích thước, ranh giới khu đất theo sổ đỏ chủ đầu tư cung cấp |
2 |
+ Mặt bằng định vị công trình |
Thể hiện vị trí xây dựng trên tổng diện tích khu đất,và diện tích, mật độ xây dựng |
3 |
+ Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng. |
Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng |
4 |
+ Các mặt đứng kỹ thuật thi công |
Thể hiện kích thước chiều cao các tầng |
5 |
+ Các mặt cắt kỹ thuật thi công. |
Cắt qua các không gian chính, các, thể hiện kích thước văng ban công ( nếu có). Thể hiện các thông số cao độ thi công |
II |
HỒ SƠ THIẾT KẾ KẾT CẤU |
|
1 |
+ Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu |
Thiết kế theo tiêu chuẩn bê tông cốt thép dân dụng, tính toán: cường độ vật liệu, mác bê tông, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách đan thép… |
2 |
+ Mặt bằng kết cấu móng |
Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện |
3 |
+ Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng |
Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…) |
4 |
+ Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm |
Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép |
III |
HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN |
|
1 |
+ Mặt bằng đầu nối điện từ mạng lưới vào nhà |
|
2 |
+ Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà |
|
3 |
+ MB bố trí kim thu sét |
|
IV |
HỒ SƠ THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC |
|
1 |
+ Mặt bằng xin phép đấu nối cấp từ mạng lưới vào bể nước ngầm |
|
2 |
+ Mặt bằng xin phép đấu nối thoát nước từ bể phốt ra mạng lưới thoát nước chung của khu vưj |
|
3 |
+ Sơ đồ cấp nước toàn nhà, sơ đồ thoát nước toàn nhà |
|
V |
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ |
|
1 |
Thiết kế kiến trúc công trình |
KTS Vương Văn Khang |
2 |
Thiết kế kết cấu công trình dân dụng-công nghiệp |
Kỹ sư Trần Xuân Sinh |
3 |
Chứng chỉ năng lực hoạt động xd: Công ty CP Kiến trúc Vinavic Việt Nam |
Thiết kế, thẩm tra TK/Dân dụng/Hạng III Thiết kế, thẩm tra TK/Công nghiệp nhẹ/Hạng III |
4 |
Đăng ký kinh doanh |
Hoạt động kiến trúc tư vấn kỹ thuật có liên quan. Xây dựng nhà các loại… |
Bước 2: Nộp hồ sơ
-
Nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng hoặc UBND cấp quận/huyện nơi có công trình xây dựng. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3: Kiểm tra và xác nhận hồ sơ
-
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc địa phương có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa đúng quy định, cơ quan này sẽ yêu cầu bạn bổ sung hoặc sửa đổi trong vòng 05 ngày làm việc.
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng
-
Sau khi hồ sơ được xác nhận hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc địa phương có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng cho bạn. Thời hạn cấp giấy phép là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Mức phạt khi không có giấy phép xây dựng nhà ở
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải được cấp giấy phép xây dựng trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định. Việc không xin giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
Mức phạt đối với hành vi không xin giấy phép xây dựng nhà ở
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
-
Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
-
Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
-
Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Lưu ý:
-
Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu. Trường hợp tái phạm, người vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
-
Mức phạt trên là mức phạt tối đa, mức phạt cụ thể sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.
Việc xin cấp phép xây dựng nhà ở là một thủ tục quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành xây dựng. Thủ tục này đòi hỏi kiến thức pháp luật và chuyên môn về xây dựng. Do đó để tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như giúp việc xét duyệt hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhanh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín giúp thiết kế lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng là một giải pháp tối ưu cho khách hàng.
Vinavic – Tư vấn miễn phí thiết kế lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở
Vinavic là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế thi công nhà ở tại Việt Nam. Hội tụ đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao. Cam kết mang đến cho khách hàng những mẫu thiết kế nhà ở đẹp, chất lượng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn, gu thẩm mỹ riêng của từng chủ đầu tư
Ngoài ra,Vinavic còn miễn phí thiết kế lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, một cách nhanh chóng, thuận tiện khi ký hợp đồng thiết kế và thi công các công trình nhà phố, biệt thự, nhà vườn,…
Bên cạnh đó, đơn vị còn cung cấp các dịch vụ khác như:
-
Tư vấn miễn phí chọn vật liệu xây dựng.
-
Tư vấn miễn phí về thi công nội thất.
-
Tư vấn miễn phí về phong thủy.
Trên đây là quy định về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. Để được tư vấn cụ thể hơn về thủ tục xin giấy phép xây dựng, vui lòng liên hệ với Vinavic qua hotline 0975678930