Tỷ lệ vàng trong kiến trúc chắc hẳn nhiều người đã nghe qua song để hiểu tường tận về nó và cách áp dụng trong thực tế như nào không phải ai cũng biết. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu những nguyên tắc và tham khảo các mẫu kiến trúc sử dụng tỷ lệ vàng trong bài viết dưới đây.
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc là gì?
Tỷ lệ có vai trò quan trọng trong thiết kế giúp các công trình đạt được sự tinh tế và đẹp mắt, tượng trưng cho thẩm mỹ, tôn trọng tính cân bằng đối xứng của tự nhiên. Tỷ lệ 1:62 được xem là tỷ lệ tiêu chuẩn, được ứng dụng rất phổ biến trong kiến trúc.
Tỷ lệ vàng (tên tiếng Anh: The Golden Ratio) là một thuật ngữ toán học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật như hội họa, nhiếp ảnh, sinh học, thiết kế nội thất và kiến trúc.
Tỷ lệ vàng có ký hiệu là φ (phi = 1,61803) theo bảng chữ cái Hy Lạp. Theo đó, tỷ lệ này tuân theo dãy Fibonacci là 1 dãy số vô hạn, bắt đầu bằng số 0 và số 1, các số tiếp theo luôn bằng tổng của 2 số liền trước cộng lại.
- Trình tự bắt đầu như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…(ví dụ 1 + 1 = 2, 8 + 5 = 13). Có một điểm thú vị trong dãy Fibonacci là tỷ lệ giữa 2 số liên tiếp nhau luôn luôn gần bằng với 1,61803
- Nếu chúng ta lấy tỷ lệ của hai số liên tiếp trong chuỗi này và lấy số sau chia cho mỗi số trước nó, chúng ta sẽ có chuỗi số sau: 1/1 = 1, 2/1 = 2, 3/2 = 1.5, 5/3 = 1.6666, 8/5 = 1.6, 13/8 = 1.625, 21/13 = 1.61538, 34/21 = 1.61904.
Lịch sử hình thành tỷ lệ vàng trong kiến trúc
Những hiểu biết về tỷ lệ vàng đã hình thành từ thời cổ đại khi con người ta tìm hiểu nghiên cứu các quy luật tự nhiên về tính cân đối. Bởi những thứ có sẵn trong tự nhiên như mặt người, vỏ ốc, bông hoa đã được tạo hóa sắp xếp như thế.
Do vậy, các nhà thiết kế từ xa xưa đã biết vận dụng những quy luật đó vào các công trình của mình để đạt được sự hài hòa. Đền Parthenon tại Hy Lạp được biết đến là công trình cổ nổi tiếng nhất còn tồn tại đến ngày nay tuân theo quy luật này.
Parthenon là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào khoảng những năm thuộc thế kỷ 5 trước Công Nguyên ở Acropolis. Đây cũng là ngôi đền được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Tỷ lệ vàng trong tự nhiên
Từ xa xưa nó có thể đã được con người biết đến, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tỉ lệ vàng tồn tại trong tự nhiên, tiêu biểu là các ví dụ sau:
- Vòng xoáy của vỏ ốc
- Hình ảnh xoáy nước
- Hình dạng của một chiếc mạng nhện
- Mắt bão, lá cây
- Một chồi non có vòng xoắn đúng tỷ lệ.
Vai trò của tỷ lệ vàng trong kiến trúc
Tỷ lệ vàng trong thiết kế kiến trúc đóng một vai trò quan trọng. Nó giúp tạo nên một công trình kiến trúc đẹp, không gian ngoại nội thất hài hòa có điểm nhấn sáng tạo và trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.
- Nhiều người tin rằng, tỷ số vàng là năng lực của tự nhiên. Não bộ của con người có xu hướng thích thú những tác phẩm nghệ thuật có yếu tố tỷ lệ vàng.
- Bố cục của tác phẩm được trình bày theo tỷ lệ này làm cho người ta cảm thấy hài lòng, cảm nhận được cái đẹp và sự hợp lý.
- Tỷ số vàng trong thiết kế được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống như: mỹ thuật, hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh, sinh học, thiết kế nội thất…
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc được áp dụng như thế nào?
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc ngoại thất
- Xét về mặt kiến trúc, bất kỳ vật thể, công trình nào có thể chia thành dạng hình vuông và hình chữ nhật đều có thể tạo ra tỷ lệ xấp xỉ bằng 1: 1,61.
- Với mục đích dùng để xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của tòa nhà, kích thước mái hiên, cột, sân, bậc thang… nhằm đưa đến một công trình hài hòa, cân xứng, thỏa mãn nhu cầu con người.
- Áp dụng quy tắc của tỷ lệ vàng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn khi nhìn vào tác phẩm thiết kế, đó chính là “sự hài lòng thị giác”. Bởi vậy những căn nhà kiến trúc cổ điển, tân cổ điển đều mang tới vẻ đẹp hài hòa sang trọng.
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc nội thất
Trong thiết kế nội thất, tỷ lệ vàng là thước đo chính xác nhất tạo nên sự cân đối và hài hòa trong các chi tiết của ngôi nhà, bài trí nội thất sao cho phù hợp với kích thước của căn phòng. Chính tỷ lệ này sẽ giúp các kiến trúc sư dễ dàng trang trí, kết hợp màu sắc.
- Bên cạnh con số 1,618, quy tắc 10-30-60 cũng là một trong những tỷ lệ vàng mà các kiến trúc sư áp dụng nhiều nhất khi sơn và trang trí. Cụ thể, khi thiết kế nội thất, một không gian chỉ nên có 3 màu sắc:
- 01 màu chủ đạo chiếm 60% không gian (tường, sàn), 1 màu chiếm 30% không gian (nội thất), 1 màu chiếm 10% không gian còn lại (trang trí nhỏ) nhằm tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Một số công trình thiết kế tỷ lệ vàng trong kiến trúc
Công trình kiến trúc đền Parthenon Hy Lạp
Đây là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền làm từ đá cẩm thạch trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Đền Taj Mahal tại Ấn Độ
Một trong 7 kỳ quan của thế giới, đền thờ Taj Mahal cũng là ví dụ điển hình ứng dụng tỉ lệ vàng trong xây dựng. Khi nhìn vào bức ảnh bên dưới, ta có thể thấy được sự cân xứng vô cùng tuyệt vời.
Lâu đài Neuschwanstein, Đức
Tòa lâu đài này được xây dựng vào năm 1868 và hoàn thành năm 1886. Đây là hình mẫu cho lâu đài trong phim hoạt hình nổi tiếng “Công chúa ngủ trong rừng” của Walt Disney. Kiến trúc bên ngoài được thiết kế căn chỉnh theo tỷ lệ vàng.
Đọc thêm: 25 Biệt thự nhà vườn phong cách Châu Âu tiện nghi chuẩn thượng lưu
Tòa nhà Dancing House ở Séc
Căn nhà được hoàn thành vào năm 1996, trong quá trình xây dựng, thiết kế phi truyền thống của Dancing House đã gây tranh cãi bởi có hình dáng nổi bật giữa các tòa nhà Baroque, Gothic và Art Nouveau nổi tiếng. Tòa nhà được tính toán căn chỉnh đạt đến 66,87% theo tỷ lệ vàng.
Nhà thờ Florence, Italy
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1296 và hoàn thành năm 1436. Đây là thành đường lớn nhất Italy, nổi bật bởi hệ mái vòm bằng gạch lớn nhất được xây dựng. Hình dáng thiết kế ngoại thất được căn chỉnh đạt 67,52% tỷ lệ vàng.
Tòa nhà Casa Mila, Tây Ban Nha
Casa Mila là tòa dinh thự tư nhân theo chủ nghĩa hiện đại ở Barcelona. Khi được đưa vào hoạt động năm 1906, công trình gây ấn tượng khi mặt tiền thiết kế chất liệu đá nhập nhô và ban công bằng sắt rèn uốn lượn. Kiến trúc này đạt 68,64% theo tỷ lệ vàng.
Nhà thờ St Basil, Nga
Nằm ở quảng trường Đỏ, Moscow, nhà thờ St Basil là một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng nhất của Nga. Công trình bao gồm 9 mái vòm có hình dáng giống ngọn lửa trại bốc lên bầu trời. Tỷ lệ vàng trong mẫu kiến trúc này đạt 69,10%
Lâu đài Osaka, Nhật Bản
Đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Tòa lâu đài có 5 tầng ở bên ngoài và 8 tầng bên trong. Với diện tích khoảng 61.000 m2, khuôn viên lâu đài có 13 công trình kiến trúc được căn chỉnh đạt 70,38% tỷ lệ vàng.
Tu viện Westminster, Anh
Tu viện Westminster là nơi truyền thống diễn ra lễ đăng quang và chôn cất các vị vua Anh, đồng thời cũng là một trong những công trình tôn giáo nổi bật nhất của đất nước. Kiến trúc ngoại thất đẳng cấp được tính toán dựa trên tỷ sổ vàng đến 70,50%.
Khách sạn Marina Bay Sands, Singapore
Đây là khu nghỉ dưỡng tích hợp bao gồm khách sạn 2.561 phòng, trung tâm triển lãm, mua sắm, bảo tàng, nhà hát lớn, nhà hàng nổi và sòng bạc ở giếng trời lớn nhất thế giới. Cấu trúc gây ấn tượng với tòa nhà SkyPark nằm ngang phía trên 3 tòa tháp và được căn chỉnh đạt đến 70,88% theo tỷ lệ vàng.
Xem thêm: Tìm hiểu đặc trưng của phong cách kiến trúc lâu đài cổ Châu Âu