Xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu là câu hỏi rất băn khoăn cho những ai chuẩn bị xây nhà. Bởi lẽ, làm nhà là công việc quan trọng của cả đời người, gia chủ dồn rất nhiều tâm huyết, công sức và tiền bạc trong đó.
Vì thế, mà trước khi chuẩn bị xây nhà người ta luôn băn khoăn trước các lựa chọn, xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn giải pháp làm nhà thích hợp.
Ưu và nhược điểm khi xây khoán nhà
Ưu điểm xây nhà khoán
Khi xây nhà theo hình thức này chủ đầu tư có thể yên tâm lựa chọn các đơn vị thi công uy tín bởi loại hình xây dựng này có những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm công sức: Không còn mất thời gian tự tính toán chi phí vật tư, tìm nhà thầu cho công trình, cử người giám sát. Bạn có thể “ủy quyền” cho nhà thầu, họ sẽ lo liệu và đảm nhận tất cả các công đoạn.
- Tiết kiệm thời gian: Một kế hoạch chi tiết và giám sát chuyên nghiệp chặt chẽ sẽ đảm bảo tiến độ công việc.
- Tiết kiệm chi phí và yên tâm về chất lượng kỹ thuật: Việc phát sinh chi phí là điều không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng. Đặc biệt, nếu thiếu kinh nghiệm, chủ nhà có thể khó kiểm soát và xử lý các tình huống như vậy. Dịch vụ xây nhà khoán sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
- Giá cả hợp lý: Với khối lượng thiết kế thông thường, nhà thầu có thể mua vật tư cho chủ nhà với giá thấp hơn giá bán lẻ thị trường.
Nhược điểm của xây nhà khoán
Tuy có những ưu điểm trên nhưng hình thức này cũng khiến nhiều chủ nhà chần chừ bởi rào cản lớn nhất là niềm tin giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Thực tế có trường hợp các bên nảy sinh tranh cãi, dẫn đến gián đoạn hoặc chi phí tăng cao.
Vì vậy, khi quyết định lựa chọn giải pháp này, các ý kiến cần được trao đổi, thảo luận tích cực nhằm mang đến cho chủ nhà một không gian sống tiện nghi và thoải mái nhất.
Ưu nhược điểm khi tự mua nguyên vật liệu
Khác với hình thức xây nhà khoán, chủ đầu tư sẽ tự mình đứng ra lo liệu các công đoạn và tự mua nguyên vật liệu. Hình thức này đòi hỏi chủ đầu tư phải có thời gian và hiểu biết nhất định về lĩnh vực xây dựng.
Ưu điểm khi chủ đầu tư tự mua vật liệu
- Đối với phương án này, chủ đầu tư sẽ trực tiếp thuê đơn vị thiết kế, xin giấy phép, tính toán mua vật tư, thuê nhân công thi công và giám sát công việc.
- Với sự tính toán kỹ lưỡng, chủ nhà sẽ cắt giảm được chi phí, kiểm soát được vật liệu, đẩy nhanh thời gian, hoàn thành đúng tiến độ hay thay đổi chi tiết trong quá trình thi công.
- Tuy nhiên, chủ đầu tư cần cân nhắc các yếu tố như chất lượng kỹ thuật, thẩm mỹ, công năng, kết cấu,… trước khi quyết định mua vật liệu.
Nhược điểm khi tự mua vật liệu
Gia chủ xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu khi hầu hết ai cũng muốn tự tay mua từng viên gạch và dồn hết tâm sức để kịp tiến độ cho đến khi hoàn thành. Tuy nhiên, có những trường hợp cụ thể cần xem xét khi lựa chọn việc tự mua vật liệu
- Về chất lượng sản phẩm: tại các cửa hàng vật tư, chủ nhà sẽ được xem như khách lẻ nên thường sẽ bán với giá bằng hoặc cao hơn những gì nhà thầu mua. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát lượng vật tư sử dụng để tránh thất thoát trong quá trình thi công cũng là bài toán không hề đơn giản.
- Chi phí lao động và chuyên môn: Đội ngũ lao động tự nguyện hoặc thời vụ thường thiếu chuyên nghiệp trong quản lý, không theo kịp tiến độ và chuyên môn.
Xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu?
Thực tế, việc tự mua nguyên vật liệu và chỉ thuê thợ thi công là rất rủi ro, nhìn thì có vẻ tiết kiệm chi phí nhưng thực tế lại sinh ra nhiều thứ khác. Nếu là người không am hiểu về xây dựng bạn nên để đơn vị thi công trọn gói mua vật liệu và đảm bảo chất lượng tốt cho công trình.
Chủ nhà nên xây nhà khoán thay vì tự mua vật liệu nếu chưa nắm rõ các kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và lựa chọn vật liệu thi công. Tự mua đôi khi bạn sẽ không lựa chọn được đúng chủng loại, số lượng cần sử dụng, tốn thời gian và thậm chí tốn kém chi phí hơn.
Các lưu ý khi chủ nhà tự mua nguyên vật liệu
Có nhiều người muốn tự mua vật liệu rồi sau đó khoán phần nhân công cho thợ xây để tiết kiệm chi phí xây nhà. Vì họ cho rằng, giá thi công của các dịch vụ xây nhà trọn gói hay xây dựng phần thô sẽ cao hơn.
Ngoài ra nhiều gia đình lo lắng về chất lượng vật tư không được đảm bảo khi giao khoán cho nhà thầu xây dựng. Vậy nếu mua nguyên vật liệu thì gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Yếu tố về thời gian
Để xây được căn nhà cần mất nhiều tháng trời có khi cả gần năm nếu công trình lớn. Vì thế gia chủ sẽ mất từng đó thời gian để xem xét, mua và điều phối vật tư cho công nhân xây nhà nếu chọn giải pháp tự mua vật liệu.
Kinh nghiệm chuyên môn
- Gia chủ thắc mắc việc xây nhà nên khoán không thì cần lưu ý bản thân mình có đủ kinh nghiệm để có thể tự đặt mua vật liệu xây dựng hay không
- Cần tránh trường hợp mua không đúng chủng loại, giá cả không hợp lý và không đảm bảo chất lượng.
Thuê người giám sát
- Mỗi lần tổ chức nghiệm thu các hạng mục, các chủ nhà không rành về bản vẽ thiết kế cũng như đánh giá chất lượng công việc thi công tại hiện trường. Bởi vậy luôn cần người giám sát.
- Khi tự mua vật liệu và khoán công cho đội công nhân, bạn cần phải có kinh nghiệm hoặc thuê người giám sát có kinh nghiệm để kiểm tra, theo dõi mới đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho căn nhà. Điều này sẽ tốn thêm chi phí thuê giám sát để làm việc đó.
Đơn giá thị trường vật tư
Về đơn giá, bạn mua vật liệu xây dựng chưa chắc đã có giá tốt hơn nhà thầu mua. Trong khi, giá vật liệu xây dựng trên thị trường thì nhà thầu sẽ nắm rõ hơn và họ có thể mua với giá rẻ hơn bạn vì mối quan hệ khách hàng, đối tác với những nhà cung cấp vật liệu xây dựng, nội thất.
Lãng phí vật tư
- Định mức sử dụng vật tư trong cấu kiện kết cấu, hạng mục xây dựng nếu không biết kiểm soát sẽ gây thất thoát lớn và không đảm bảo chất lượng.
- Cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép như dầm, sàn, cột phải tính toán đúng hàm lượng cốt thép có trong cấu kiện, bê tông cấp phối đúng mác thì mới đạt được khả năng chịu lực của kết cấu.
An toàn lao động
Cho dù bạn có thuê được một đội công nhân lành nghề thì người ta chỉ làm tròn công việc được giao, còn những việc thuộc về khâu quản lý làm sao để an toàn. Trong thi công cần phải có người giám sát, nhắc nhở thường xuyên, để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong lao động.
Xem thêm: Giá vật liệu xây dựng hiện nay tăng hay giảm trong năm 2023