Hoàn công là gì, chi phí, thủ tục hoàn công như thế nào?

Hoàn công là gì, chi phí, thủ tục hoàn công như thế nào?

Khi đã xây dựng xong một ngôi nhà, chủ đầu tư cần hoàn thành thủ tục hoàn công để xác minh tính pháp lý của công trình là hoàn công. Sau đây Vinavic sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm hoàn công là gì, thủ tục, hồ sơ và chi phí hoàn công đầy đủ chi tiết.

Hoàn công là gì, chi phí, thủ tục hoàn công như thế nào?

Nhãn

Hoàn công là gì?

Hoàn công xây dựng (gọi tắt là hoàn công) là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng được thực hiện sau khi bên thi công hoặc bên đầu tư xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình có nghiệm thu và giấy phép xây dựng.

Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.

Vì sao phải thực hiện thủ tục hoàn công?

Hoàn công là công tác quan trọng để hoàn thiện tính pháp lý của ngôi nhà. Nhà ở, công trình là nhóm tài sản cần được đăng ký sở hữu. Thủ tục hoàn công là bước quan trọng nếu chủ công trình muốn đăng ký quyền sở hữu.

Thủ tục này là điều kiện để chủ đầu tư được cấp lại sổ hồng. Trong quá trình thi công sẽ xảy ra những thay đổi hiện trạng đất, công trình nhà ở nên hoàn công sẽ thể hiện chi tiết những điều chỉnh, sửa đổi này.

Đối với nhà ở riêng lẻ, gia chủ phải hoàn tất thủ tục hoàn công để được đảm bảo quyền lợi, không bị thu hồi đất hay gặp khó khăn khi mua bán, sửa chữa nhà ở sau này.

Hoàn công nhà ở gồm thủ tục nào?

Hoàn công là gì, chi phí, thủ tục hoàn công như thế nào?

Thủ tục hoàn công trong xây dựng là gì?

Sau khi công trình nhà ở hoàn thành, thủ tục hành chính cuối cùng quan trọng và không thể bỏ qua là thủ tục đăng ký hoàn công nhà ở. Sau đây là hướng dẫn cách làm thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ.

Hoàn công nhà ở gồm các thủ tục theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hoàn công nhà ở bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy phép xây dựng nhà ở.
  • Hợp đồng xây dựng (giữa chủ nhà, nhà đầu tư với bên thi công).
  • Báo cáo kết quả xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thiết kế xây dựng.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp có thay đổi trong quá trình xây dựng): nêu rõ về vị trí, kích thước và việc sử dụng vật liệu cũng như thiết bị. 
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
  • Văn bản xác nhận của cơ quan chức năng, tổ chức liên quan (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy hay an toàn hoạt động thang máy.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ hoàn công nhà ở được nộp tại UBND các cấp quận/huyện/xã quản lý vị trí đất ở.

Bước 3: Nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Sau khi tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ. 
  • Nếu công trình đáp ứng các điều kiện quy định, giấy chứng nhận hoàn công sẽ được cấp. Còn khi hồ sơ thiếu hay giấy tờ không hợp lệ, chủ đầu tư sẽ được hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa. 

Chi phí hoàn công nhà ở

Để được nhận Giấy chứng nhận hoàn công, chủ sở hữu trước tiên cần hoàn tất các nghĩa vụ tài chính. Một số chi phí hoàn công nhà ở theo kinh nghiệm thực tế như sau:

  • Phí lập hồ sơ hoàn công và bản vẽ hoàn công cho đơn vị xây dựng: Từ khoảng 150.000 đồng/m2
  • Thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = Thuế khoán x Mức kê khai chi phí vật tư và nhân công xây dựng.

Theo quy định số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015, mức thuế khoán cho các hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%, đối với xây dựng có bao thầu là 3%.

Lệ phí trước bạ: 1% tổng giá trị căn nhà

Lưu ý: Chi phí hoàn công thường có sự thay đổi và dao động theo tình hình thực tế.

Trách nhiệm của các bên khi thực hiện hoàn công

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công, tiến hành công tác nghiệm thu, cùng đảm bảo chất lượng công trình và ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.

  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, ký kết nghiệm thu, hoàn công và thực hiện đủ nghĩa vụ như thỏa thuận của hợp đồng

  • Đơn vị tư vấn, giám sát (nếu có): Tư vấn, kiểm tra giám sát quá trình thi công công trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đồng thời, đơn vị tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

  • Đơn vị thiết kế thi công: Tham gia nghiệm thu, lập bản vẽ hoàn công theo đúng thực tế xây dựng khi có sự thay đổi với thiết kế đã duyệt ban đầu.

Trên đây là đầy đủ thông tin về hoàn công là gì? thủ tục hoàn công như thế nào? chi phí hoàn công nhà ở ra sao. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn tham khảo trong quá trình xây dựng nhà ở của mình.

Tham khảo:

Thủ tục hoàn công nhà ở cần chuẩn bị những gì, nộp ở đâu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *