Trong quy trình thi công phần móng thì việc tính số móng cọc cho công trình là việc vô cùng quan trọng, giúp chúng ta tính toán được phương án kỹ thuật, cũng như giúp gia chủ tính toán nguồn kinh phí dự trù khi xây nhà. Dưới đây là cách tính số lượng cọc ép chuẩn nhất cho nhà phố mà bạn không nên bỏ qua.
Khái quát về dịch vụ ép cọc bê tông cho nhà phố
Ép cọc bê tông là cách để gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình bằng hình thức đóng các cọc bê tông đúc sẵn xuống sâu vào vị trí nền đất đã đánh dấu trước đó.
Ép cọc bê tông ngày nay được sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại giúp xây dựng trở nên thuận tiện hơn, trong đó có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính được áp dụng ở hầu hết mọi công trình:
-
Ép tải: Áp dụng với các công trình có quy mô lớn và vừa phù hợp với mặt bằng thi công rộng rãi
-
Ép neo: Là cách ép cọc áp dụng với các công trình có quy mô vừa và nhỏ, diện tích thi công chật hẹp.
-
Ép cọc bằng máy ép robot: Với cách này áp dụng chủ yếu cho những công trình có quy mô lớn như những tòa nhà cao ốc, xí nghiệp, công ty với diện tích mặt bằng thi công rộng.
Vai trò của cọc ép bê tông cho nhà phố
Ép cọc bê tông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của công trình. Những cọc bê tông này sẽ truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất sâu dưới nền móng. Ngoài ra còn đảm bảo sự kiên cố và chắc chắn của móng nhà khi thiết kế thi công nhà phố, nhà cao tầng.
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều công trình đã không thi công phần móng đúng tiêu chuẩn và quy trình dẫn đến gây nguy hiểm khi sử dụng như sụt lún, nứt sàn, vách, nghiêng và thậm chí có thể là sập.
Do đó để tránh được rủi ro, gia chủ cần nắm chắc kiến thức cần thiết về cách tính số lượng cọc trong móng cũng như có thể đưa ra quyết định phù hợp đảm bảo sự kiên cố và chắc chắn cho công trình của mình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến ép cọc bê tông nhà phố
Quy mô công trình
Quy mô công trình bao gồm diện tích nhà ở và số lầu mà gia đình sử dụng nên có ảnh hưởng không nhỏ đến cách tính số lượng cọc. Nếu quy mô công trình càng lớn thì số lượng cọc cũng phải tăng lên để đảm bảo chịu được tải trọng của toàn bộ ngôi nhà. Bên cạnh đó, chiều dài cọc cũng dài hơn so với cọc ép ở công trình có quy mô nhỏ bởi nếu không đủ dài sẽ gây đổ sập hoặc nứt tường.
Không gian nhà ở
Đối với những công trình dân dụng thì số lượng cọc cần sử dụng sẽ không quá nhiều. Những công trình lớn như khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại,… là những nơi có tải trọng vô cùng lớn nên số lượng cọc ép sẽ nhiều hơn.
Tính chất nền móng
Nếu nền đất khu vực thi công cứng thì số lượng cọc cần sử dụng ít hơn và cọc được chọn không nên quá dài. Và ngược lại, số lượng cọc cần nhiều hơn và cọc phải dài hơn nếu nền đất yếu.
Cần thực hiện công tác khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng để xác định được nền của đất khu vực thi công công trình, để từ đó đưa ra được những phương án và giải pháp kỹ thuật thích hợp đảm bảo công trình đạt hiệu quả cao nhất.
Công thức tính số lượng cọc ép chuẩn nhất cho nhà phố
Trên thị trường xây dựng hiện nay có rất nhiều loại cọc ép móng với các tiết diện khác nhau như cọc tròn, cọc vuông, cọc tam giác, cọc chữ T, cọc chữ nhật,… Tuy nhiên, khi thi công ép cọc công trình nhà dân người ta thường sử dụng cọc có tiết diện vuông bởi cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất và phù hợp với nhiều công trình xây dựng.
Loại cọc vuông có tiết diện từ 200x200mm đến 300x300mm thì có chiều dài nhỏ hơn 10m. Loại cọc vuông có tiết diện từ 300x300mm đến 400x400mm thì có chiều dài lớn hơn 10m.
Hiện nay, 2 loại cọc 250x250mm được nhiều gia chủ tin dùng sử dụng cho công trình nhà mình:
- Cọc 250x250mm, sắt chủ HVUC 4 cây phi 16, sắt đai xoắn phi 6, bản mã đơn 5 ly.
- Cọc 250x250mm, sắt chủ Pomina – Việt Nhật 4 cây phi 16, sắt đai xoắn phi 6, bản mã đơn 5 ly.
Để nắm được cách tính số lượng cọc bê tông thì ta cần tính sơ bộ số lượng cọc dựa trên tải trọng chân cột và sức chịu tải của cọc theo đúng công thức nc N/Rcd rồi tiến hành bố trí mặt bằng và kiểm tra tải trọng cọc.
Ta có: N = nsApp1.2
Trong đó:
-
ns: số tầng của công trình
-
Ap: diện chịu tải của cột
-
p: suất tải trọng trên 1m2 sàn
-
1.2: hệ số moment
Ví dụ: Thi công ép cọc công trình dân dụng nhà 4 tầng bằng cọc 200x200mm có sức chịu tải 20 tấn/đầu cọc, diện chịu tải của cọc 20m2 (5×4).
Áp dụng công thức tính số lượng cọc, ta có:
N = 4x20x1.2.1.2 = 115.2 tấn
Số lượng cọc cần dùng = 115.2/20 = 5.76 cọc
=> Khi thi công ép cọc công trình dân dụng nhà 4 tầng bằng cọc 200×200 thì cần phải dùng 6 cọc ép.
Cách tính chi phí cọc ép cho nhà phố
Phần móng là bộ phận quan trọng của ngôi nhà bởi nó là yếu tố quyết định đến chất lượng cũng như tính bền vững, kiên cố của ngôi nhà theo thời gian. Tuy nhiên, thi công phần móng lại làm tốn khoản chi phí không hề nhỏ.
Dưới đây là phương pháp tính chi phí ép cọc cho nhà phố với quy mô 3 tầng ở nền đất yếu cụ thể là:
Hiện nay chi phí làm móng cọc bằng cách ép tải được tính như sau:
(nhân công ép cọc thường là 20.000.000đ) x (250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0,2x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
Chi phí làm móng cọc bằng phương pháp khoan nhồi được xác định theo công thức:
(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô) + (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc)
Công thức này được áp dụng với ngôi nhà phố có chiều sâu 10m, kích thước mặt tiền 5m, móng cọc ép tải với số lượng 10 tim, độ dài cọc 10m ta sẽ tính được.
Chi phí làm móng cọc dùng phương pháp ép tải là:
(0.2x50x3.000.000) + (250.000x20x10) + 20.000.000 = 100.000.000VNĐ
Chi phí làm móng cọc dùng phương pháp khoan nhồi là:
(0.2x50x3.000.000) + (450.000x20x10) = 120.000.000VNĐ
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ về cách tính số lượng cọc ép cho nhà phố. Hi vọng rằng những kiến thức xây dựng trên sẽ giúp ích cho bạn để thực hiện thi công một cách toàn vẹn nhất.
Tham khảo:
Quy trình ép cọc bê tông móng nhà dân chi tiết