Nhà ở mặt phố kiểu kiến trúc như thế nào từ nghệ thuật tạo dựng hình khối, đường nét, cách sắp đặt mảng miếng theo chiều ngang nhằm mục đích tăng chiều rộng, loại bỏ cảm giác hẹp cao đang là thắc mắc chung của rất nhiều chủ đầu tư.
Thế nào là kiến trúc nhà ở mặt phố?
- Nhà mặt phố là những ngôi nhà nằm trên trên những tuyến đường huyết mạch có luồng giao thông sầm uất hoặc trục đường lớn giữa các khu dân cư trung tâm thành thị. Điển hình kiến trúc nhà mặt phố cũ có thể tham khảo trên khu vực phố cổ Hà Nội, mặt tiền chật hẹp, ít tách bạch giữa sinh hoạt với kinh doanh.
- Dưới tốc độ phát triển nhanh chóng của các khu đô thị ngày nay, mật độ dân cư ngày càng đông đúc dẫn đến nhu cầu kinh doanh nở rộ, nên loại hình bất động sản nhà phố có giá trị thương mại tăng nhanh đáng kể so với các mẫu căn hộ, biệt thự,… dẫn đến sự hưng thịnh của thị trường nhà phố thương mại.
- Mô hình nhà shophouse hiện đại được quy hoạch vượt trội so với kiểu nhà phố kinh doanh cũ, thường có vị trí mặt tiền đường lớn rộng, giao thông thuận tiện, tập trung trên các tuyến đường trọng yếu như Vạn Phúc, Cát Linh – Hà Đông,…
- Cần phân biệt nhà mặt phố với một số kiểu nhà đất tiếp giáp mặt đường chính như nhà tầng 1 chung cư mini hay ki-ot kinh doanh.
Nhà ở mặt phố kiểu kiến trúc như thế nào?
- Nhà ở mặt phố là kiểu nhà có 4 loại hình kiến trúc tiêu biểu: kiến trúc nhà phố liền kề, kiến trúc nhà phố thương mại, kiến trúc nhà phố xanh và kiến trúc nhà phố sân vườn:
+ Nhà phố liền kề: Đây là một tổng thể kiến trúc thống nhất bao gồm các mẫu nhà ống hẹp và sâu được xây sát tường, thiết kế cùng một phong cách kiến trúc.
+ Nhà phố thương mại: Đây là kiểu nhà có kiến trúc vừa để ở, vừa để kinh doanh.
+ Nhà phố xanh: Là kiểu nhà mặt phố kiến trúc ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, phối nhiều tiểu cảnh thực vật trên ban công.
+ Nhà phố sân vườn: Là loại hình kiến trúc nhà ở mặt phố biết tận dụng sân thượng hoặc sân tầng trệt để làm sân vườn, dần trở nên phổ biến ở các khu nhà phố liền kề, khu đô thị.
- Các kiểu phong cách kiến trúc nhà mặt phố tiêu biểu:
+ Kiểu nhà ở mặt phố cổ điển hoặc tân cổ điển: đường nét được thiết kế trang trọng, trang trí cột, tường nhiều chi tiết gờ phào chỉ kỳ công, cổng và ban công dáng con tiện hoặc hoa sắt.
+ Kiểu nhà phố hiện đại: không bị gò ép theo các quy chuẩn “tỉ lệ vàng” trong thiết kế mà tập trung sáng tạo tự do, tối giản về đường nét, chi tiết nội thất.
+ Kiểu nhà mặt phố organic: chia tách không gian dựa vào các chi tiết tường hình cong, hình elip, gợn sóng thay vì cột và dầm.
- Các kiểu dáng nhà ở mặt phố: Phổ biến là nhà ống, nhà hộp chữ nhật, chiều sâu dài hơn mặt tiền, các mặt bên xây tiếp giáp công trình bên cạnh.
- Mặt bằng công năng nhà mặt phố: Do diện tích mặt tiền hẹp nên nhà mặt phố thường được xây cao lên 3 – 6 tầng, tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn quy hoạch khu dân cư và nhu cầu sử dụng của gia chủ.
- Đặc trưng về màu sắc kiểu nhà mặt phố: Phối hợp màu sắc linh hoạt theo từng phong cách kiến trúc, ưu tiên sử dụng nhiều gam màu nhẹ nhàng hoặc trung tính. Màu nổi chỉ nên điểm xuyến đôi chi tiết.
- Các hình dáng mái nhà phố: Tinh chỉnh theo các phong cách thiết kế:
+ Mái thái: độ dốc lớn (>45 độ), hoạ tiết ngói thường vảy sóng hoặc vảy cá, màu sắc nâu, đỏ, xanh đen, phù hợp với hầu như mọi phong cách.
+ Mái nhật: độ dốc thoải (
+ Mái kiểu Pháp: là các dáng mái lấy cảm hứng từ kiến trúc châu Âu cổ như mái chóp, mái Mansard, mái vòm,…
Tham khảo thêm: Giá thiết kế biệt thự phố hiện đại là bao nhiêu tại thời điểm này?
Các mẫu kiến trúc nhà ở mặt phố thịnh hành nhất 2023
Xu hướng thiết kế kiến trúc nhà mặt phố hiện đại ưu tiên thiết kế không gian mở thông thoáng, xoá bỏ cảm giác chật hẹp mặt tiền.
Nhà phố 2 mặt tiền
Đây là mẫu nhà có giá trị thương mại cao vì nằm trên vị trí trục giao thông có lưu lượng người đi lại sầm uất, thuận lợi kinh doanh.
Khi lựa chọn phong cách thiết kế kiến trúc cần xác định trước mục đích xây nhà thiên về sinh hoạt hay cho thuê buôn bán. Ưu tiên sử dụng nhiều cửa kính, vừa tăng độ thẩm mỹ, giúp buôn bán thuận lợi, đồng thời đây là vật liệu cách âm hàng đầu.
Nhà phố kiểu Pháp đẹp sang trọng
Các mẫu nhà phố cổ điển và tân cổ điển cộng hưởng tinh hoa kiến trúc châu Âu chú trọng trang trí hoa văn và phù điêu ở cổng chính và ban công, sử dụng các thức cột La Mã trang trọng , màu sắc chịu ảnh hưởng hội hoạ thời kỳ Phục Hưng.
Nhà phố hiện đại
Thiết kế nhà mặt phố lấy kiến trúc cách tân sáng tạo làm chủ đạo, thường không bị gò bó về tỉ lệ hay hoa văn trang trí. Thay vào đó, phong cách tân thời tôn vinh những đường nét nhà vuông vức, mạnh mẽ, không ngại nghệ thuật tạo khối độc lạ như so le, lệch cốt, thông tầng, in đậm dấu ấn cá nhân gia chủ.
Nhà phố 2 tầng
Khuôn viên nhà phố 2 tầng thường bị hạn chế về mặt tiền và diện tích sân vườn, vì vậy xu hướng thiết kế ngày nay thiên về phong cách hiện đại so le, lệch cốt, chừa ra mái đua và ban công rộng để tận dụng tối đa phối tiểu cảnh hoa cỏ mở rộng không gian.
Nhà phố 3 tầng
Thiết kế nhà mặt phố 3 tầng ưa chuộng phong cách thiết kế không gian mở ôm lấy thiên nhiên, sử dụng nhiều cửa kính đón ánh sáng tự nhiên, tận dụng không gian ban công, sân thượng, bờ tường trồng các loại cây cảnh.
Nhà phố mái thái
Thiết kế mái thái được ưa chuộng cho tất cả các phong cách kiến trúc ở Việt Nam, độ bao phủ lớn, tính thiết thực cao: thoát nước nhanh, chống thấm, chống dột hiệu quả, vật liệu ngói tản nhiệt và cách âm tốt hơn mái tôn.
Nhà phố mái nhật
Dáng mái nhật có độ dốc nhẹ, thiết kế chồng lớp mở rộng đổ về bốn hướng bao quát toàn bộ công trình, phù hợp với điều kiện thời tiết nồm ẩm ở Việt Nam. Ưu điểm nổi bật của mái nhật nằm ở chi phí xây dựng giá rẻ.
Nhà phố mái bằng
Các mẫu nhà mặt phố mái bằng có cấu trúc vững chắc bởi phần mái được đổ bằng bê tông, độ bền cao, độ chịu lực lớn, gồm 3 lớp: lớp chịu lực, lớp tạo dốc và lớp chống thấm.
Nhà phố chữ L
Cấu trúc nhà mặt phố hình chữ L gấp khúc và khuyết góc, tận dụng tối đa diện tích đất xây dựng hạn chế, kiến trúc không gian mở nhiều cửa và ban công đón gió và ánh sáng trực tiếp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế kiến trúc nhà ở mặt phố
Bên cạnh những ưu điểm về vị trí kinh doanh đắc địa hay chi phí và thời gian thi công tiết kiệm, nhà mặt phố cũng có một số nhược điểm như sau:
- Các căn nhà phố thường xây tiếp giáp nhau, gây khó khăn cho việc xây cửa sổ bên hông.
- Diện tích mặt tiền và chiều ngang hạn chế, cần chú ý bố trí không gian, tính toán số phòng hợp lý.
- Mặt tiền tiếp xúc với mặt đường đông người qua lại, dễ gặp các vấn đề về vệ sinh, an ninh, ô nhiễm tiếng ồn,…
Vì vậy, khi thiết kế kiến trúc nhà phố, gia chủ cần lưu ý tới các yếu tố sau.
Công năng sử dụng phải hợp lý
Các kiến trúc sư Vinavic luôn ưu tiên tính toán mặt bằng công năng các mẫu nhà ở mặt phố phù hợp với nhu cầu sống theo yêu cầu của từng gia chủ.
- Công năng tầng 1 chủ yếu dùng để sinh hoạt kết hợp với kinh doanh, nếu nhà có gara thường xây cửa gara xa cửa chính đảm bảo sảnh thông thoáng.
- Thiết kế thông gian giữa các phòng giúp cho trục giao thông trong nhà thông thoáng. Khu bếp và vệ sinh khép kín đảm bảo sinh hoạt cá nhân thoải mái.
- Các phong cách kiến trúc khác biệt đều ưu tiên sử dụng nhiều cửa kính, thiết kế dư ra ban công và sân thượng tạo “khoảng thở” cho tổng thể công trình.
- Phòng thờ thường được xếp ở tầng cao nhất, vị trí thông thoáng nối tiếp sân thượng, cách xa cầu thang tránh gây hỗn loạn nơi linh thiêng.
Phong thuỷ trong kiến trúc nhà mặt phố
Hướng nhà
Quy hoạch nhà mặt phố thường phân chia theo lô đất, nếu có thể lựa chọn thì gia chủ thường ưu tiên hướng nhà hợp theo phái Bát trạch theo mệnh chủ nhà (mỗi người đều có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu):
- Đông tứ trạch gồm các hướng: đông, đông nam, nam, bắc.
- Tây tứ trạch bao gồm: tây, tây bắc, tây nam, đông bắc.
- Trường hợp không tiện quyết theo mệnh gia chủ có thể chọn hướng nhà theo huyền không và dương trạch tam yếu, quan trọng hướng giường ngủ hợp đất hay chưa.
Hướng phòng ngủ
- Nhà mặt tiền trên dưới 5m nên bố trí cầu thang giữa nhà, trước sau cầu thang đặt 2 phòng ngủ. Chủ nhà hợp hướng sẽ ngủ phòng giáp mặt tiền.
- Trường hợp chủ nhà không hợp hướng mặt tiền thì ngủ phòng mặt sau theo phái Bát.
- Trường hợp chủ nhà không hợp cả 2 mặt tiền và hậu thì đặt giường ngủ gần trung cung, nằm vào phương vị và hướng đầu giường hợp phái Bát trạch.
Hướng phòng thờ
- Phòng thờ nên bố trí ở tầng cao nhất, đặt phía mặt tiền, tránh trường hợp tranh thủ phơi đồ sân trước ban thờ.
- Tối kỵ: Tránh đặt hướng ban thờ quay về sau nhà trong trường hợp chủ nhà không hợp hướng đất, như thế là bắt các quan úp mặt vào sau nhà, dễ bị phạt.
Vị trí nhà bếp
- Hướng bếp ngược với hướng người đứng nấu, không đặt đối diện cửa vệ sinh, không đặt trên bể phốt.
- Luận về phái Bát trạch theo tuổi.
- Luận về Huyền, nên đặt bếp đúng cung vượng về vận và các sao hoả vượng, không quan trọng tuổi gia chủ.
- Luận về phái Dương trạch tam yếu thì nhà thuộc tây tứ bố trí tây trù, nhà thuộc đông tứ bố trí đông trù.
Hướng cầu thang
- Tính tổng số bậc cầu thang các tầng theo sinh – lão – bệnh – tử.
- Chiều đi lên của cầu thang thuận theo hoặc ngược chiều kim đồng hồ dựa trên tuổi chủ nhà.
- Vị trí cầu thang phải đặt ở cung vị lưu thông nội khí, ảnh hưởng thế nào đến cửa phòng ngủ.
Vị trí bể phốt và vệ sinh
- Diện tích nhà mặt phố thường hạn chế, vệ sinh tầng 1 thường được đặt dưới hầm cầu thang, vệ sinh các tầng 2, 3, 4 đặt giữa tầng.
- Vị trí vệ sinh không cần dựa trên tuổi gia chủ, nhà có tổng 9 cung, 3 cung tốt – 3 cung bình – 3 cung xấu thì WC và bể phốt có thể đặt vào cung xấu trong nhà.
Những lưu ý khi thiết kế kiến trúc nhà ở mặt phố
Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà ở phù hợp
- Kiến trúc mỗi căn nhà ở mặt phố sẽ phụ thuộc vào sở thích mong muốn và tiềm lực kinh tế từng gia đình. Vì thế trước khi thiết kế cần khảo sát diện tích đất, không gian xung quanh để cho ra đời mẫu nhà phù hợp.
- Hiện nay có rất nhiều lối kiến trúc khác nhau để gia chủ lựa chọn như: nhà cấp 4, nhà ống, nhà chữ L… phong cách hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển.
Dự trù kinh phí tối đa
Để xây dựng được một căn nhà đẹp ở mặt phố thì chủ đầu tư cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí.
- Nếu không xác định ngân sách một cách rõ ràng, thì gia chủ khó kiểm soát và quản lý, thậm chí còn gián đoạn quá trình thi công. Điều này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng thi công hay phát sinh chi phí sửa chữa lâu dài.
- Dự trù trước ngân sách tối đa sẽ giúp bạn đánh giá được phương án thiết kế có khả thi và phù hợp hay không.
- Thông thường chi phí xây dựng sẽ bao gồm: chi phí thiết kế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
Tham khảo thêm: 19 mẫu thiết kế nhà ống kèm bản vẽ chi tiết
Bài viết trên đây đã giới thiệu tổng quan nhà ở mặt phố kiểu kiến trúc như thế nào. Mong rằng sau bài viết này, các chủ đầu tư đã có thêm những tiêu chuẩn đánh giá khách quan để tìm được đối tác xây nhà phố chuyên nghiệp nhất.