Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Nhà 4 tầng là một loại hình nhà ở phổ biến ở các đô thị có mật độ xây dựng cao tại Việt Nam, thường có mặt tiền 5-8m và dài về chiều sâu. Để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà, chiều cao của các tầng nhà cần được tính toán kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nhà 4 tầng cao bao nhiêu mét, cách tính chiều cao nhà ở và so sánh với tiêu chuẩn thiết kế nhà ở 4 tầng của pháp luật.

Chiều cao nhà 4 tầng là gì? 

Tham khảo quy định về chiều cao nhà và số tầng nhà 4 tầng căn cứ theo mục 1.5.10 và 1.5.11 của Thông tư số: 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc, phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị như sau:

1.5.10 Chiều cao nhà

Chiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

CHÚ THÍCH : Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượn được g mặt trời, bể nước kim loại … không tính vào chiều cao nhà.

1.5.11 Số tầng nhà

Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.

CHÚ THÍCH : Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.

Ví dụ, nhà bạn có 3 tầng và một mái tum, căn cứ theo quy định trên thì mái tum sẽ được coi là một tầng. Vậy tổng nhà bạn vẫn cao 4 tầng. 

Độ cao tầng nhà 4 tầng tiêu chuẩn

Tầng nhà 4 tầng cao bao nhiêu trong công trình nhà ở?

Theo quy định tại Điều 3.21 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ****:2023 – Nhà ở riêng lẻ – Yêu cầu chung để thiết kế:

Chiều cao tầng nhà là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên kế tiếp. 

Cụ thể hơn, chiều cao tầng nhà 4 tầng được tính theo chiều cao từ mặt trên của lớp hoàn thiện sàn tầng dưới đến mặt dưới của lớp hoàn thiện sàn tầng trên, không kể lớp lát sàn.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Quy định thiết kế chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ, trong đó có độ cao nhà ống, nhà phố,… 4 tầng

Về độ cao tầng nhà 4 tầng tiêu chuẩn, theo quy định của Thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và Điều 23.2 Nghị định 38/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch đô thị như sau:

  • Chiều cao xây dựng trung bình của một tầng nhà ở riêng lẻ là 3,0 m tính từ mặt sàn tầng dưới lên mặt sàn tầng trên. 

  • Chiều cao tối đa giữa các tầng nhà riêng lẻ từ tầng 2 trở lên là 3,4 m. 

  • Chiều cao tầng nhà tối đa là 3,5 m tính từ cao độ vỉa hè đến chân ban công trong trường hợp ban công vượt lộ giới.

  • Chiều cao tầng nhà tối đa tính từ mặt đất là 3,8 m.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Tiêu chuẩn chiều cao tầng trệt

  • Đối với đường lộ giới dưới 3,5m: Chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.

  • Độ cao sàn tối đa là 5,8m: Với đường lộ giới từ 3,5 cho đến dưới 20m thì được phép bố trí tầng lửng; tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m. 

  • Độ cao sàn tối đa là 7m: Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí tầng lửng với tồng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các quy định về chiều cao xây dựng tầng nhà 4 tầng cụ thể có thể thay đổi theo từng địa phương. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để biết thêm thông tin chính xác.

Cách tính độ cao tầng nhà 4 tầng

Khi lập dự toán cho khối lượng công tác xây dựng thi công một tầng nhà ở riêng lẻ, cần vận dụng Định mức dự toán xây dựng công trình kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách tính độ cao tầng nhà 4 tầng bằng tổng chiều cao của các phần: nền, trần, và lớp lát, theo các quy định trong Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BXD và Phụ lục 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Trần nhà cao 3m là hợp lý

  • Chiều cao của nền: Chiều cao nền được tính từ mặt đất lên mặt sàn của tầng dưới. Thông thường, chiều cao của nền là 0,3m – 0,6m. Chiều cao nền cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực của công trình.

  • Chiều cao của trần: Chiều cao trần trung bình 2,5m – 3,0m, được tính từ mặt sàn của tầng dưới lên mặt sàn của tầng trên. Chiều cao trần sẽ được tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng của gia chủ.

  • Chiều cao của lớp lát: Chiều cao lớp lát là khoảng cách giữa mặt sàn của tầng dưới và mặt lớp lát. Thông thường, lớp lát cao 0,1m – 0,2m. Chiều cao của lớp lát phụ thuộc vào loại vật liệu lát sàn.

Ví dụ, nếu chiều cao của nền là 0,5m, chiều cao của trần là 2,7m và chiều cao của lớp lát là 0,1m, thì độ cao tầng nhà 4 tầng sẽ là: 0,5 + 2,7 + 0,1 = 3,3m

Nhà 4 tầng cao 3,3m – 3,6m về tiêu chuẩn. Độ cao này đảm bảo cho không gian sống thông thoáng, thoải mái và an toàn cho người sử dụng.

So sánh độ cao tầng nhà 4 tầng với tiêu chuẩn pháp luật

Để xác định xem một công trình nhà 4 tầng của bạn đã đạt tiêu chuẩn xây dựng về chiều cao tầng nhà hay chưa, bạn cần so sánh chiều cao thực tế với các tiêu chuẩn đã quy định trong văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là Luật Xây dựng và các Thông tư hướng dẫn. Điều này giúp đảm bảo rằng công trình xây dựng được thực hiện hợp pháp và an toàn.

Một trường hợp thường gặp là khi tầng nhà vượt quá chiều cao tối đa cho phép. Khi đó, công trình sẽ phải thực hiện điều chỉnh hoặc xin phép đặc biệt từ cơ quan quản lý xây dựng.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Căn nhà 4 tầng xây sai phạm

Mức xử lý hành vi vi phạm quy định về chiều cao tầng nhà ở 4 tầng

Theo quy định của pháp luật, nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ không đúng quy định về chiều cao thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2, Điều 15 tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ vượt quá chiều cao tối đa cho phép thì sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3,000,000 đồng đến 5,000,000 đồng đối với xây dựng chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ tại đô thị sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp;

  • Phạt tiền từ 5,000,000 đồng đến 10,000,000 đồng đối với xây dựng chiều cao tầng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hoá hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c Khoản 2 – Nghị định 139/2017/NĐ-CP sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp;

  • Phạt tiền từ 20,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng đối với xây dựng chiều cao tầng nhà các công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. 

  • Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định.

Bên cạnh các chế tài xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người khác.

Để tránh bị xử phạt, người dân cần tuân thủ nghiêm túc các quy định về chiều cao tầng nhà riêng lẻ. Khi xây dựng nhà ở, người dân cần xin phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ các quy định về chiều cao tầng nhà riêng lẻ trong giấy phép xây dựng.

Quy định về chiều cao tiêu chuẩn của nhà 4 tầng

Các yếu tố quyết định tiêu chuẩn chiều cao nhà 4 tầng

  • Yếu tố kỹ thuật: Về mặt an toàn, cần tính toán nhà 4 tầng cao bao nhiêu mét để đảm bảo người sử dụng có thể thoát nạn an toàn trong trường hợp xảy ra cháy nổ hoặc các sự cố bất ngờ khác. Về mặt sức khỏe, chiều cao của ngôi nhà cần đảm bảo không khí lưu thông tốt, tránh tình trạng ngột ngạt, khó chịu. Về mặt khả năng chịu lực, chiều cao của ngôi nhà cần đảm bảo phù hợp với kết cấu và tải trọng của công trình. Về mặt thẩm mỹ, chiều cao của ngôi nhà cần phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà.

  • Yếu tố kinh tế: Chiều cao của ngôi nhà 4 tầng càng lớn thì chi phí xây dựng và chi phí vận hành, bảo trì càng cao. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố này để lựa chọn chiều cao phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của gia chủ.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Các yếu tố độ cao, diện tích, nền đất,… ảnh hưởng đến chiều cao nhà 4 tầng

  • Yếu tố thẩm mỹ: Chiều cao của ngôi nhà cần phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư để lựa chọn chiều cao phù hợp.

  • Yếu tố địa phương: Nhà 4 tầng cao bao nhiêu sẽ được quy định khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm địa phương và khu vực. Ví dụ, ở các khu vực có mật độ dân cư cao, chiều cao nhà ở có thể được quy định thấp hơn để đảm bảo an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy. 

  • Loại công trình: Ngoài ra, chiều cao nhà cũng có thể được quy định khác nhau tùy thuộc vào loại công trình. Ví dụ, chiều cao của nhà ở riêng lẻ thường thấp hơn chiều cao của nhà chung cư.

Theo quy định của pháp luật, chiều cao tiêu chuẩn của một tầng nhà là 3,3m – 3,6m. Do đó, chiều cao tiêu chuẩn của nhà 4 tầng (chưa kể chiều cao mái) là 13,2m – 13,8m (trong đó, chiều cao tối đa các tầng nhà từ tầng 2 trở lên là 3,4m).

Nhà 4 tầng cho thuê cao bao nhiêu mét?

Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà ở cao tầng TCXDVN 323: 2004 của Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà ở căn hộ có chiều cao từ 9 tầng đến 40 tầng.

Chú thích: Khi thiết kế nhà ở dưới 9 tầng và nhà ở tập thể kiểu ký túc xá có thể tham khảo tiêu chuẩn này.

  • Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nhà ở cao tầng, đường dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4.25m.

  • Chiều cao thông thuỷ các phòng ở không được nhỏ hơn 3m và không được lớn hơn 3,6m. Chiều cao thông thuỷ là chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của trần.

  • Phòng bếp, phòng vệ sinh có thể được thiết kế thấp hơn nhưng không được nhỏ hơn 2,4m.

  • Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1,8m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ lớn hơn hoặc bằng chiều rộng vế thang.

  • Cầu thang ít nhất phải có một phía có tay vịn. Chiều cao tay vịn của cầu thang tính từ mũi bậc thang không được nhỏ hơn 0,9m.

  • Chiều cao bậc thang không được lớn hơn 150mm, chiều rộng bậc thang không nhỏ hơn 300mm.

  • Chiều cao thông thuỷ của tầng kỹ thuật được xác định trong từng trường hợp cụ thể, tuỳ thuộc vào loại thiết bị và hệ thống bố trí trong tầng kỹ thuật có tính tới điều kiện vận hành sử dụng.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Nhà 4 tầng hiện đại cho thuê chung cư

  • Chiều cao tầng hầm không nên nhỏ hơn 2,2m. Đối với các không gian sử dụng cho hoạt động công cộng như hội họp, sinh hoạt cộng đồng, chiều cao thiết kế được lấy theo yêu cầu sử dụng.

  • Ống thông hơi và ống thông gió phải vượt lên trên mái. Chiều cao nhô lên không được nhỏ hơn 0,7m, cách cửa sổ hoặc cửa hút gió > 3m theo chiều ngang. Trên đỉnh ống phải có biện pháp để tránh thoát ngược.

  • Buồng thu rác được bố trí ngay dưới đường ống đổ rác ở tầng một. Chiều cao thông thuỷ của buồng thu rác tối thiểu lấy 2,5m.

  • Cần tận dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài. Khi không đủ áp lực, phải thiết kế hệ thống phân vùng cấp nước để đảm bảo lưu lượng và áp lực nước. Áp lực nước làm việc của các dụng cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước sinh hoạt không được lớn hơn 60m. Áp lực tự do thường xuyên của các họng chữa cháy bên trong nhà phải đảm bảo chiều cao cột nước không thấp hơn 6m.

  • Trong nhà ở cao tầng phải chia thành các vùng ngăn cháy hoặc khoang ngăn cháy. Vùng ngăn cháy là khoảng đệm chia ngôi nhà theo suốt chiều rộng (chiều dài) và chiều cao ngôi nhà.

Quy định về chiều cao nhà 4 tầng trong ngõ

Nhà ở liền kề xây mới trong ngõ, hẻm có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m chỉ được phép xây dựng tối đa 4 tầng, mỗi tầng cao tối đa 3,6m.

Tiêu chuẩn độ cao nhà 4 tầng liền kề

Quy hoạch xây dựng là một kế hoạch tổng thể về phát triển đô thị, trong đó có quy định về chiều cao tối đa của các công trình xây dựng. Nhà ở liền kề được phép xây dựng cao bao nhiêu tầng sẽ được quy định bởi quy hoạch xây dựng của khu vực đó.

  • Trong trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết, chiều cao của nhà ở liền kề sẽ được quy định chung là không được lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí). Quy định này nhằm đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

  • Đối với các dãy nhà liền kề, nếu cho phép các nhà có độ cao khác nhau thì chiều cao của các nhà không được chênh lệch quá 2 tầng so với tầng cao trung bình của dãy nhà. Độ cao tầng 1 phải được đồng nhất để đảm bảo tính thống nhất của dãy nhà.

  • Đối với các nhà ở liền kề có thiết kế sân vườn, chiều cao của nhà không được lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà, đảm bảo không gian cho sân vườn và sự hài hòa của công trình.

  • Đối với các tuyến đường có chiều rộng lớn hơn 12m, chiều cao của nhà ở liền kề sẽ được hạn chế theo góc vát 45 độ. Chiều cao mặt tiền của ngôi nhà phải bằng chiều rộng đường mang lại sự hài hòa của công trình với cảnh quan đô thị.

  • Đối với các tuyến đường có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12m, chiều cao của nhà ở liền kề sẽ không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 45 độ. Chiều cao không lớn hơn chiều rộng đường đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Biệt thự liền kề 4 tầng

Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của từng lô đất, mà chiều cao của nhà liền kề 4 tầng có thể được thiết kế theo quy định sau đây:

  • Lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2: Có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m, được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum ( tổng chiều cao

  • Lô đất có diện tích từ 40m2 – 50m2: Có chiều rộng mặt tiền trên 3m và dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m được phép xây nhà cao không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng ( tổng chiều cao của nhà 

  • Lô đất có diện tích trên 50m2: Chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì được xây nhà 6 tầng.

Trường hợp nhà liền kề có khoảng lùi thì có thể tăng chiều cao ngôi nhà theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.

Quy định về chiều cao tầng biệt thự 4 tầng

Chiều cao của biệt thự 4 tầng theo phong cách

Biệt thự hiện đại:

  • Tầng 1: 3,6 – 3,9m

  • Tầng trên: 3,4 – 3,6m

Biệt thự tân cổ điển, cổ điển:

  • Tầng 1: 3,9m

  • Tầng trên: 3,6m

  • Tầng trên cùng: 3,3m (trường hợp trần gỗ cầu kỳ: 4m)

Biệt thự lâu đài:

  • Tầng 1: 4,2 – 4,5m

  • Tầng trên: 3,6 – 3,9m

Chiều cao một tầng của biệt thự 4 tầng theo khu vực chức năng

  • Phòng khách: Chiều cao: 3,6 – 4m

  • Phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc: Chiều cao: 3 – 3,3m

  • Phòng thờ: Chiều cao không thấp hơn các phòng khác

  • Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà kho: Chiều cao: 2,4 – 2,77m

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Biệt thự phố 4 tầng tân cổ điển

Chiều cao tầng của biệt thự 4 tầng được tính toán dựa trên điều kiện khí hậu

  • Khu vực miền Bắc và miền Trung có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh nên cần thiết kế chiều cao tầng thấp hơn để tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ. Chiều cao phù hợp là từ 3 – 3,6m.

  • Khu vực miền Nam có khí hậu nhiệt đới, mùa mưa và khô rõ rệt, nắng nóng và độ ẩm cao nên cần thiết kế chiều cao tầng cao hơn để tạo không gian thoáng mát, tránh ẩm mốc. Chiều cao phù hợp là từ 3,6 – 4,2m.

Chiều cao một tầng của biệt thự 4 tầng theo phong thủy

Phong thuỷ quan niệm chiều cao thông thuỷ của tầng nhà 4 tầng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người ở. Các thông số này cần tính toán cẩn thận.

  • Chiều cao nhà quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây sát khí, ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

  • Theo phong thủy, mỗi tầng nhà được chia thành 3 tầng: tầng thái âm, tầng thái hòa và tầng thái dương.

  • Tầng thái hòa là tầng sinh khí, có chiều cao khoảng từ 1,8 – 2,5m.

  • Để tính toán chiều cao tầng phù hợp với hòa tuyến của con người, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

Phòng rộng dưới 30m2 thì chiều cao thông thủy phải ít nhất là 3,15m.

Phòng rộng từ 30m2 trở lên thì chiều cao thông thủy thường phải cao từ 3,25 – 4,1m.

  • Ngoài ra, nhiều gia đình hiện nay thường sử dụng thước Lỗ Ban để tính toán chiều cao nhà theo phong thủy.

Nhà phố 4 tầng cao bao nhiêu?

Cách tính chiều cao tầng nhà phố theo số bậc cầu thang:

Chiều cao một tầng tỷ lệ thuận với diện tích và số bậc cầu thang. 

  • Nhà phố thường xây cầu thang dốc 33 – 36 độ, chiều cao mỗi bậc 16.5cm – 18cm. 

  • Số bậc cầu thang phổ biến nhất là 13 bậc, 17 bậc và 21 bậc. Bậc quá cao sẽ khiến đi lại di chuyển bất tiện.

  • Xây nhà 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà tính theo thước lỗ ban tỷ lệ thuận với diện tích xây cầu thang.

  • Nhà có mặt tiền hẹp, nhà lô phố nhỏ thì số bậc cầu thang sẽ bị hạn chế, nên chọn chiều cao các tầng theo thước lỗ ban thấp 3m – 3.25m, mỗi tầng đều cao bằng nhau.

  • Nhà có mặt tiền rộng trên 5m nên chọn chiều cao tầng từ 3.2m – 3.4m.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Tính chiều cao tầng nhà theo cầu thang

Cách tính chiều cao tầng nhà theo diện tích

  • Diện tích nhà khoảng 100m2 đến 150m2 nên xây chiều cao tường 3.6 – 4.5m.

  • Diện tích nhà lớn hơn xây tường cao trung bình 3m – 3.3m. 

Cách tính chiều cao tầng nhà để tiết kiệm điện năng

Khi bố trí chiều cao các phòng cần tính toán khoảng cách hợp lý để hỗ trợ điều hoà, máy sưởi làm mát hoặc sưởi ấm phòng nhanh nhất và đầy đủ nhất có thể. Các tầng nhà phố quá cao cần máy lạnh, máy sưởi công suất lớn hơn để điều hoà không khí trong phòng trong thời gian lâu hơn, tốn điện hơn.

Cách tính chiều cao tầng nhà phù hợp ngân sách

Chi phí xây dựng sẽ tăng đáng kể nếu tăng chiều cao tầng, bởi cột nhà cao cần nhiều thép hơn, nhiều bê tông, nhiều gạch hơn. Thiết kế tầng nhà phố quá cao cũng kéo theo chi phí vận hành và bảo trì phát sinh cao, gia chủ tài chính eo hẹp cần xem xét kỹ về lâu dài. 

Để tiết kiệm chi phí xây dựng, chiều cao tầng được chia ra làm 3 mức thông dụng:

  • Phòng thấp có chiều cao từ 2.4m – 2.7m.

  • Phòng tiêu chuẩn có chiều cao từ 3m – 3.3m.

  • Phòng cao có khoảng cách các sàn từ 3.6m – 5m.

Xem thêm: Tính toán chiều cao tầng nhà phố bao nhiêu là hợp lý nhất?

Quy định về chiều cao nhà 4 tầng ở khu vực nông thôn

Tại khoản 7 Điều 79 Luật xây dựng 2014 có quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn như sau:

a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

“Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.”

b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Tầng hầm nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

  • Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.

  • Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. Xây bán hầm độ sâu tối thiểu 1.5m so với mặt đường, xây hầm phải sâu trên 1.5m. 

  • Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.

  • Chiều cao tối thiểu của một tầng hầm là 2.2m, chiều cao đường dốc hầm phải lớn hơn 2.2m, để đảm bảo độ cao an toàn mà các phương tiện có thể lưu thông trong hầm.

  • Tầng hầm có nhiều đà thì cao độ sẽ bị giảm xuống 20 – 30cm, khiến không gian xe cộ di chuyển bị bít khó khăn.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Độ cao tầng hầm

Quy định về cao độ nền nhà

Yêu cầu cao độ nền và thoát nước mặt trong quy hoạch xây dựng được quy định tại Mục 2.16.11 QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, cụ thể như sau:

2.16.11.1 Phòng chống thiên tai, thảm họa

  • Đối với khu vực dân cư nông thôn hiện hữu phải có biện pháp bảo vệ, hướng dòng lũ quét ra khỏi khu vực hoặc di dời trong trường hợp cần thiết;

  • Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải kết hợp với quy hoạch hệ thống thủy lợi tiêu, thoát lũ;

  • Nếu áp dụng giải pháp tôn nền, cao độ nền phải cao hơn mực nước lũ lớn nhất (max) hàng năm tối thiểu là 0,3 m;

  • Đối với điểm dân cư nông thôn thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai phải bố trí điểm sơ tán khẩn cấp, sử dụng các công trình công cộng làm nơi tránh bão, lụt;

  • Quy hoạch điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo ưu tiên bảo vệ các nguồn nước tự nhiên (sông, hồ, ao) phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy. Hệ thống hạ tầng giao thông phải đảm bảo cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy thuận lợi.

2.16.11.2 Cao độ nền

  • Phải quy hoạch san đắp nền cho phần đất xây dựng công trình (nhà ở, nhà và công trình công cộng, nhà sản xuất, đường giao thông). Phần đất còn lại được giữ nguyên địa hình tự nhiên;

  • Tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp; bảo vệ cây lâu năm, lớp đất màu.

2.16.11.3 Hệ thống thoát nước mặt

  • Đối với sông suối chảy qua khu vực dân cư, cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở;

  • Đối với khu dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải bố trí các mương đón hướng dòng chảy trên đỉnh đồi, núi xuống, không để chảy tràn qua khu dân cư.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Chiều cao nhà 4 tầng riêng lẻ

Trường hợp ngoại lệ cho các quy định về chiều cao nhà 4 tầng riêng lẻ

  • Nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa: chiều cao tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và quản lý di tích.

  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: chiều cao tầng được thực hiện theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn.

  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên địa bàn có điều kiện tự nhiên đặc biệt, có nguy cơ thiên tai, lũ lụt, sạt lở: chiều cao tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sạt lở.

  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định về chiều cao tầng của nhà ở riêng lẻ trên địa bàn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Cách tính chiều cao phong thuỷ nhà 4 tầng

Một trong những yếu tố quan trọng trong phong thuỷ làm nhà là chiều cao ngôi nhà. Theo phong thủy, chiều cao nhà cần được tính toán hợp lý để đảm bảo sự cân bằng, hài hòa và mang lại may mắn cho gia chủ.

Chiều cao nhà 4 tầng cần tuân theo các nguyên tắc phong thủy sau:

  • Nguyên tắc cân bằng: Độ cao nhà 4 tầng cần cân bằng với chiều rộng và chiều sâu của ngôi nhà. Nếu chiều cao quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến ngôi nhà mất cân đối, ảnh hưởng đến phong thủy.

  • Nguyên tắc hài hòa: Nên thiết kế nhà 4 tầng có chiều cao hài hòa với cảnh quan xung quanh. Ngôi nhà có chiều cao quá cao sẽ phá vỡ sự hài hòa của cảnh quan xung quanh, gây ra những điều không may mắn cho gia chủ.

  • Nguyên tắc hợp mệnh: Chiều cao mẫu nhà 4 tầng phải phù hợp với mệnh của gia chủ. Theo phong thủy, mỗi mệnh có những đặc điểm riêng và phù hợp với những chiều cao nhà khác nhau.

Có một số phương pháp tính toán chiều cao phong thủy nhà 4 tầng, bao gồm:

Phương pháp dựa trên cung mệnh tính nhà 4 tầng cao bao nhiêu

Chiều cao nhà được tính dựa trên cung mệnh của gia chủ. Theo phong thủy, mỗi cung mệnh có những con số may mắn riêng. Chiều cao nhà 4 tầng được tính dựa trên các con số này sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Ví dụ: Gia chủ có cung mệnh là Đoài, con số may mắn là 7.

  • Chiều cao tiêu chuẩn được tính như sau: 4 tầng (số tầng) x 3,6m (chiều cao thông thuỷ) = 14,4m. 

  • Chiều cao thực tế theo phương pháp dựa trên cung mệnh phải có số tận cùng là 7 để phù hợp cho gia chủ có cung mệnh Đoài. Bởi vậy, ta nên trừ thêm 0,7m (phần này tính vào mái và các chi tiết khác) để có chiều cao phong thuỷ nhà 4 tầng theo cung mệnh là: 14,4 – 0,7 = 13,7m 

Lưu ý:

  • Chiều cao thông thuỷ của tầng tính từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu dầm, sàn hoặc trần đã hoàn thiện hoặc hệ thống kỹ thuật của tầng.

  • Chiều cao nhà 4 tầng được tính theo phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được chiều cao nhà phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy.

Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

Con số may mắn cho từng cung mệnh

Phương pháp tính nhà 4 tầng cao bao nhiêu bằng thước Lỗ Ban

Có thể dùng thước lỗ ban đo chiều cao nhà 4 tầng bao nhiêu dựa trên quy mô và nhu cầu sử dụng không gian cá nhân.

  • Chiều cao tầng nhà theo thước lỗ ban là khoảng cách từ sàn tầng dưới lên sàn tầng kế tiếp. 
  • Thước lỗ ban mang lại thông số vàng khi đo chiều cao nhà cửa, thu hút vận may, tài lộc cho chủ nhà. Khoảng cách giữa các tầng sử dụng thước lỗ ban 52,5cm để đo thông thủy. 

  • Độ cao tầng nhà lý tưởng đo theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng dưới tới mặt sàn tầng trên là 3,4m, độ cao từ mặt sàn tới sàn mái là 3,0m, chiều cao từ vỉa hè đến đáy ban công là 3,5m. 

  • Xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ.

  • Phòng bếp, phòng ăn và phòng ngủ, những không gian cần xây thấp và ấm cúng thì độ cao theo thước lỗ ban từ 3,0m đến 3,3m.

  • Với đường lộ giới thấp hơn 3,5m thì độ cao sàn không vượt quá 3,8m. Khi đó, độ cao tầng nhà sẽ tính theo thước lỗ ban từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.

  • Nếu đường lộ giới từ 3,5m đến dưới 20m thì chiều cao tầng trệt không vượt quá 5,8m, được phép làm tầng lửng. 

  • Nếu đường lộ giới từ 20m trở lên thì độ cao sàn được phép lên tới 7,0m, được phép bố trí tầng lửng.

      Cách tính chi phí xây dựng nhà 4 tầng dựa trên độ cao tầng nhà và diện tích

      Các yếu tố ảnh hưởng chi phí xây dựng nhà 4 tầng

      Chi phí xây dựng nhà 4 tầng có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

      • Diện tích xây dựng: Diện tích xây dựng sẽ ảnh hưởng đến khối lượng vật liệu và công việc xây dựng. Diện tích lớn hơn đòi hỏi nhiều vật liệu hơn, do đó có thể dẫn đến chi phí cao hơn.

      • Chất lượng vật liệu: Sự lựa chọn vật liệu sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá trị chi phí. Vật liệu xây dựng sẽ ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, bao gồm gạch, bê tông, sắt thép,… Vật liệu cao cấp thường đắt hơn so với vật liệu thông thường.

      • Độ cao tầng nhà: Độ cao tầng nhà cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Mỗi tầng cao hơn đòi hỏi thêm chi phí cho cả việc thiết kế lẫn xây dựng.

      • Địa điểm xây dựng: Chi phí xây dựng ở các khu vực trung tâm thành phố sẽ cao hơn ở các khu vực ngoại thành.

      • Nhân công: Tiền công thợ cho việc xây dựng và thi công.

      Chi phí xây dựng nhà 4 tầng với độ cao tầng nhà 3.6m là bao nhiêu tiền?

      Theo khảo sát của Vinavic, chi phí xây dựng nhà 4 tầng với độ cao mỗi tầng là 3,6m dao động từ 5 – 7 triệu đồng/m2. Chi phí này bao gồm chi phí xây dựng phần thô và phần hoàn thiện.

      Giá xây nhà 4 tầng với độ cao tầng nhà 3.8m là bao nhiêu tiền?

      Chi phí xây dựng nhà 4 tầng trọn gói (phần thô và hoàn thiện) với độ cao mỗi tầng là 3,8m dao động từ 5,5 – 8 triệu đồng/m2. 

      Các mức chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí xây dựng nhà thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

      Các câu hỏi thường gặp về quy định nhà 4 tầng cao bao nhiêu

      Đường lộ giới là gì? Cách xác định lộ giới?

      Đường lộ giới là ranh giới giữa phần đất dành cho đường giao thông và phần đất dành cho xây dựng. Cụ thể, đường lộ giới được xác định bằng khoảng cách từ tâm đường đến chỉ giới đường đỏ. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới phân định giữa phần đất dành cho đường giao thông và phần đất dành cho xây dựng.

      Thông thường, cơ quan nhà nước sẽ cắm các cột mốc lộ giới ở 2 bên đường để người dân dễ dàng xác định lộ giới và xây dựng hợp pháp. Cột mốc lộ giới là những cột bê tông được cắm ở 2 bên đường, có ghi rõ số hiệu và kích thước của lộ giới. Việc cắm cột mốc lộ giới giúp người dân dễ dàng xác định lộ giới và xây dựng nhà ở, công trình đúng quy định.

      Quy định mật độ xây dựng nhà ở tại đô thị?

      Mật độ xây dựng là tỷ lệ giữa diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng trên tổng diện tích của toàn bộ phần lô đất xây dựng. Mật độ xây dựng tối đa là tỷ lệ cao nhất mà các công trình xây dựng được phép chiếm trên tổng diện tích lô đất.

      Ví dụ, Theo Quyết định số 792/QĐ-UBND TPHCM, đối với quy định về mật độ xây dựng nhà ở tại TP HCM: 

      Mật độ xây dựng tối đa của các khu vực trung tâm và ngoại thành thành phố là 50%. Tức là tổng diện tích công trình xây dựng không được vượt quá 50% tổng diện tích của toàn bộ phần lô đất xây dựng. Cụ thể, một lô đất có diện tích 100m2 thì tổng diện tích công trình xây dựng không được vượt quá 50m2.

      Quy định về khoảng cách giữa các công trình nhà ở riêng lẻ?

      Các công trình nhà ở riêng lẻ, toà nhà,… phải đảm bảo khoảng cách an toàn cho cư dân sinh sống. Khoảng cách giữa các công trình được quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài ra, khoảng cách giữa các công trình còn được quy định bởi các quy định của từng khu vực, chẳng hạn như quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu, quy định về bảo vệ môi trường, an toàn cháy nổ,…

      Thủ tục phê duyệt quy hoạch xây dựng?

      Để xây dựng công trình nhà ở, chủ đầu tư cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của quy hoạch xây dựng. Cần thực hiện các thủ tục phê duyệt quy hoạch xây dựng, đồng thời tuân thủ các quy định về chiều cao, mật độ xây dựng, khoảng cách giữa các công trình được quy định tại quy hoạch.

      Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà 7 tầng ở Hà Nội?

      Để xin cấp giấy phép xây dựng 7 tầng tại Hà Nội, chủ đầu tư cần thực hiện các bước sau:

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

      Chủ đầu tư cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, mỗi bộ hồ sơ gồm:

      • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà 7 tầng theo mẫu.

      • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

      • Bản vẽ thiết kế nhà, công trình.

      • Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, thẩm tra an toàn môi trường (nếu có yêu cầu).

      Bước 2: Nộp hồ sơ

      Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong giờ hành chính. Sau khi nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra và thông báo:

      • Hồ sơ hợp lệ, gửi biên lai lịch hẹn đến nhận trả kết quả.

      • Hồ sơ chưa hợp lệ, hướng dẫn hoàn thiện và bổ sung các loại giấy tờ còn thiếu.

      Bước 3: Nhận kết quả

      Theo lịch hẹn ghi trên biên lai, chủ đầu tư đến nộp lệ phí và nhận kết quả. Thời gian xử lý hồ sơ là không quá 15 ngày tính từ khi hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp cần xem xét thêm sẽ có thông báo. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Hà Nội với nhà ở riêng lẻ là 75.000 đồng/giấy phép.

      Lưu ý

      • Thời gian thực tế để xin cấp giấy phép xây dựng có thể mất đến nhiều tháng hoặc cả năm.

      • Chi phí phát sinh trong quá trình xin cấp giấy phép xây dựng có thể khá lớn.

      Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều người lựa chọn tìm đến các dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng trọn gói.

      Quy định về số tầng được phép xây dựng?

      Quy định xây nhà 4 tầng cao bao nhiêu?

      Quy định số tầng nhà được phép xây dựng

      Trong đó:

      • L là chiều rộng lộ giới (đơn vị mét)

      • +1: được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản theo quy định tại khu vực.

      Xem thêm: Quy định về số tầng cấp phép xây dựng nhà ở 2023

      Bài viết trên của Kiến trúc Vinavic đã tổng hợp các quy định pháp luật và cách xác định nhà 4 tầng cao bao nhiêu. Việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định này giúp đảm bảo quá trình thi công xây dựng nhà ở thuận lợi, tránh gặp các vướng mắc về đất đai và pháp lý. 

      Leave a Reply

      Your email address will not be published. Required fields are marked *